BIDV đạt lợi nhuận trước thuế hợp nhất 11.084 tỷ đồng, bao phủ nợ xấu đạt 279%

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa công bố tài chính quý II-2022 với lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 11.084 tỷ đồng, tăng 37,5% so với cùng kỳ năm trước, đạt 53,8% kế hoạch năm. 
Qua đó, tổng tài sản hợp nhất cuối quý II đạt trên 1,98 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 12,4% so với đầu năm. Đến ngày 30-6, tiền gửi của khách hàng và phát hành giấy tờ có giá đạt trên 1,54 triệu tỷ đồng, tăng 2,5% so với đầu năm. Huy động vốn tăng trưởng ở cả phân khúc bán lẻ và bán buôn.
Trong hoạt động tín dụng, cho vay khách hàng đạt trên 1,48 triệu tỷ đồng, tăng 9,5% so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng cao hơn so với mức thực hiện cùng kỳ các năm trước. Trong đó, dư nợ tín dụng tăng trưởng tốt ở các phân khúc khách hàng đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI (32,7%), khách hàng bán lẻ (15,8%) và khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa SME (8,3%). Chênh lệch thu chi hợp nhất sau 6 tháng đạt 24.856 tỷ đồng, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát ở mức 0,83%. Tỷ lệ trang trải nợ xấu riêng ngân hàng đạt 279%, mức cao nhất từ trước đến nay, tăng so với mức 235% thời điểm 31-12-2021. BIDV thực hiện trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro theo phân loại nợ. Các chỉ tiêu an toàn đảm bảo theo quy định.
Nhờ tích cực ứng dụng các giải pháp công nghệ, hoạt động kinh doanh của BIDV Gia Lai đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Ảnh: Sơn Ca
Nhờ tích cực ứng dụng các giải pháp công nghệ, hoạt động kinh doanh của BIDV Gia Lai đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Ảnh: Sơn Ca
BIDV còn tập trung đầu tư gia tăng hàm lượng công nghệ, ứng dụng các tính năng mới nhất trên thị trường trong các sản phẩm thẻ như: công nghệ bảo mật 3D Secure, công nghệ thanh toán chạm Contactless, công nghệ Blockchain trong tính điểm hoàn tiền cho khách hàng qua ứng dụng ngân hàng BIDV SmartBanking. 
BIDV là ngân hàng đầu tiên phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân (Bộ Công an) triển khai thành công việc ứng dụng căn cước công dân gắn chip trên các giao dịch tại khu vực tự phục vụ của BIDV như: ATM, E-Zone; ra mắt Ngân hàng số Omni BIDV iBank cho khách hàng tổ chức...
Trong thời gian tới, BIDV đặt mục tiêu tổng tài sản tăng trưởng bình quân từ 8-12%, dư nợ cuối kỳ và huy động vốn tăng trưởng lần lượt từ 8-12,5% và từ 8-13%. Lợi nhuận trước thuế được kỳ vọng tăng từ 19-26% mỗi năm.
THIÊN MINH
 

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

(GLO)-Trong 6 tháng đầu năm 2025, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai đã đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn. Xung quanh vấn đề này, P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Lê Văn Chí-Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Số liệu của Bộ Tài chính cho biết, thu thuế từ nhà, đất đạt 198,3 nghìn tỉ đồng, tăng 105% so cùng kỳ 2024. Không chỉ bổ sung cho ngân sách một khoản quan trọng, đằng sau con số đột biến này còn rất nhiều vấn đề cần mổ xẻ thấu đáo để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy tối đa nội lực.

Thanh toán bằng bitcoin được chấp nhận tại Kibera, Kenya. (Ảnh: Independent.co)

Khu ổ chuột lớn nhất châu Phi dần quen với việc sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày

(GLO)- Trong khi bitcoin vẫn còn khá xa lại với nhiều người, thì tại khu ổ chuột nghèo khó Kibera, Kenya, thay vì chỉ giao dịch bằng tiền mặt, một bộ phận cư dân nơi đây đã bắt đầu sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày, đặc biệt là tại các quầy hàng thực phẩm và rau củ.

Chư Sê đưa nguồn vốn ưu đãi đến với người dân

Chư Sê đưa nguồn vốn ưu đãi đến với người dân

(GLO)- Thông qua 15 điểm giao dịch xã, thị trấn, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức các phiên giao dịch định kỳ mỗi tháng để giải ngân cho vay và cung cấp dịch vụ ngân hàng đến tận tay người dân.

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Thế giới hiện có 119 trung tâm tài chính quốc tế, song chỉ có khoảng 20 trung tâm thành công, hiệu quả. 'Sinh sau đẻ muộn', làm sao để trung tâm tài chính tại VN cạnh tranh được với các trung tâm rất lớn của khu vực như Thượng Hải (Trung Quốc), Dubai, Singapore…?

Tăng tốc xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi sắp xếp lại đơn vị hành chính

Tăng tốc xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi sắp xếp lại đơn vị hành chính

(GLO)- Sở Tài chính Gia Lai và các đơn vị liên quan đang tăng tốc rà soát, tổng hợp số liệu xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp. Đồng thời, hướng dẫn các đơn vị xây dựng phương án bàn giao nguồn tài chính, ngân sách theo đúng quy định.

Ngành Thuế siết chặt quản lý hóa đơn điện tử

Ngành Thuế siết chặt quản lý hóa đơn điện tử

(GLO)- Thông qua việc siết chặt quản lý hóa đơn điện tử, Chi cục Thuế khu vực XIV đã chủ động phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn các hành vi vi phạm nhằm góp phần phòng-chống gian lận thương mại, chống thất thu ngân sách nhà nước.

Lập Trung tâm tài chính quốc tế để Việt Nam bứt phá - Bài 1: Mở lối thu hút dòng vốn mới

Lập Trung tâm tài chính quốc tế để Việt Nam bứt phá - Bài 1: Mở lối thu hút dòng vốn mới

Với việc hình thành Trung tâm tài chính quốc tế tại TPHCM và Đà Nẵng, một giai đoạn mới cho phát triển của các vùng kinh tế đặc thù, hình thành cầu nối hút vốn mới cho nền kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết để tạo hành lang cho các trung tâm tài chính vận hành.

null