Bí thư Tỉnh uỷ dự ra mắt Nông hội làng Kươk

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều 20-12, UBND xã Sró, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai tổ chức lễ ra mắt mô hình Nông hội làng Kươk. Tham dự có đồng chí Dương Văn Trang-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh và lãnh đạo huyện Kông Chro.
Mô hình Nông hội làng Kươk có 23 hội viên là nông dân người Bahnar tâm huyết với nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Tài sản ban đầu của các hội viên là 85 ha đất sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp. Trong đó, các hội viên đã trồng 35 ha mỳ và 30 ha cây lâm nghiệp như keo, bạch đàn. Thời gian tới, các hội viên sẽ chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang các loại cây ăn quả và cây dược liệu…mang lại giá trị kinh tế, nâng cao thu nhập.
Quang cảnh lễ ra mắt Nông hội làng Kươk. Ảnh: An Phát
Quang cảnh lễ ra mắt Nông hội làng Kươk. Ảnh: An Phát
Tại lễ ra mắt, hội viên đã bầu Ban Chủ nhiệm với 5 thành viên; Chủ niệm là ông Đinh Pít-thôn trưởng làng Kươk. Mô hình Nông hội làng Kươk được hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện tự quản, gắn bó hội viên, hỗ trợ giúp nhau cách làm ăn, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất trồng trọt, chăn nuôi góp phần mang lại lợi ích vật chất, tinh thần cho các thành viên, cộng đồng và xã hội. 
Phát biểu tại lễ ra mắt, Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang nhấn mạnh: mô hình Nông hội làng Kươk thành lập ra không phải để có, mà hoạt động làm sao có hiệu quả. Định kỳ hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, các thành viên ngồi lại trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, đánh giá những kết quả đạt và chưa đạt để đề ra giải pháp. Các cấp ủy, chính quyền địa phương phải thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, giúp đỡ để mô hình hoạt động có hiệu quả.
Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang (bên trái) tặng quà cho Nông hội làng Kươk. Ảnh: An Phát.
Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang (bên trái) tặng quà cho Nông hội làng Kươk. Ảnh: An Phát.
Dịp này, Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang và huyện Kông Chro đã tặng suất quà cho tập thể Nông hội làng Kươk.
An Phát

Có thể bạn quan tâm

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

(GLO)- Nhận thấy việc trồng cây hoa hòe mang lại thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn, xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) đã chủ động hỗ trợ bà con nông dân kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP và đăng ký chứng nhận sản phẩm OCOP để nâng cao giá trị nông sản.

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).