Bị đau răng, bất ngờ phát hiện đó là triệu chứng của u não

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dù đã nhổ răng và lấy tủy nhưng cô Emma Webster ở Scotland vẫn tiếp tục bị cơn đau hành hạ, kèm theo mờ mắt. Nhiều tháng sau, cô đến bệnh viện chụp MRI não thì phát hiện nguyên nhân các triệu chứng này là do u não.

Cô Emma Webster (29 tuổi) sống với con gái ở thị trấn Airdrie của Scotland. Vào tháng 4.2018, cô đến khám nha sĩ vì bị đau răng dữ dội, theo trang tin Daily Mail (Anh).

 

 Cô Emma Webster, 29 tuổi, tưởng bị đau do sâu răng nhưng thật ra đó là triệu chứng của khối u não. Ảnh minh họa: SHUTTERSTOCK
Cô Emma Webster, 29 tuổi, tưởng bị đau do sâu răng nhưng thật ra đó là triệu chứng của khối u não. Ảnh minh họa: SHUTTERSTOCK


Nha sĩ nghi ngờ cơn đau răng là do sâu răng đã gây nhiễm trùng. Cuối cùng, cô Webster đã nhổ chiếc răng và lấy tủy răng.

Tuy nhiên, nhiều tháng sau đó, cô Webster vẫn vật lộn với cảm giác đau răng và mờ mắt. Cơn đau lan đến vòm miệng, mũi và đầu.

Khi đến gặp bác sĩ nha khoa, cô bị chẩn đoán đau dây thần kinh. Mặt cô có cảm giác như bị kim chích là do dây thần kinh bị kích thích hoặc tổn thương. Tuy nhiên, mặc dù đã dùng nhiều loại thuốc nhưng cơn đau vẫn không khỏi.

Vào đầu năm 2019, gần 1 năm sau khi cơn đau răng xuất hiện, cô đã đến Bệnh viện Đại học Queen Elizabeth ở thành phố Glasgow (Scotland) để chụp MRI. Kết quả khiến người phụ nữ sửng sốt khi bác sĩ phát hiện cô bị khối u não.

Vị trí của khối u nằm ở sau hốc mắt phải. Khối u được các định là lành tính và không phải ung thư. Kết quả chẩn đoán khiến cô Webster sợ hãi. Thậm chí, cô đã sẵn sàng cho việc sẽ chết.

Cô Webster đã trải qua ca phẫu thuật não để cắt bỏ 70% khối u. Khoảng 8 tháng sau ca phẫu thuật, các triệu chứng của cô đã cải thiện rõ rệt và bắt đầu quay trở lại cuộc sống bình thường.

Khối u được xác định là lành tính nên phát triển tương đối chậm và không di căn. Tuy nhiên, vì vẫn còn 30% khối u trong não không thể cắt bỏ nên cô Webster cần phải theo dõi chặt chẽ và kiểm tra định kỳ. Bác sĩ sẽ can thiệp nếu khối u phát triển hay trở thành ung thư.

Hiện tại, cô Webster đang làm quản trị viên hệ thống máy tính và chuẩn bị sinh đứa con thứ hai vào cuối tháng 10.2022. Dù cơn đau đôi khi vẫn âm ỉ nhưng không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của cô Webster.

Các bác sĩ cho rằng rất có thể nguyên nhân khiến cô có khối u trong não là do di truyền. Một số thành viên trong gia đình trước đó cũng bị u não. Trong đó, bà của cô Webster đã qua đời ở tuổi 55 vào tháng 2.2001 do u não, theo Daily Mail.

 

Theo Ngọc Quý (TNO)

 

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.