Bị chó cắn 1 năm, vết thương vẫn không liền

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Người đàn ông bị chó cắn vào gót chân trái, nhưng sau 1 năm vết thương vẫn không liền, sùi loét, chảy dịch.

Sau khi bị chó cắn, người đàn ông 75 tuổi (ở Hải Dương) đã tiêm phòng và xử lý vết thương tại cơ sở y tế. Dù được khâu tổn thương và điều trị nhiều lần, nhưng vết thương không lành, luôn rỉ dịch và tạo thành khối sùi lớn.

Gần đây, ông phải cắt lọc tổn thương, tuy nhiên vết thương lại tái phát chỉ sau thời gian ngắn.

Vết thương không liền, chảy dịch sau 1 năm bị chó cắn. Ảnh: Đặng Thanh
Vết thương không liền, chảy dịch sau 1 năm bị chó cắn. Ảnh: Đặng Thanh

Nhập viện điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh nhân cho biết bản thân mắc bệnh đái tháo đường và sử dụng kháng sinh kéo dài do nhiễm trùng.

Bác sĩ Dương Mạnh Chiến, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương- người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân, cho biết nam bệnh nhân có vết thương kéo dài không lành. Nguyên nhân có thể do vết thương súc vật cắn chứa nhiều vi khuẩn độc hại, gây viêm nhiễm kéo dài và tình trạng nhiễm trùng mạn tính khiến vùng tổn thương có nguy cơ ung thư hóa.

"Nếu tiếp tục điều trị theo cách cắt lọc thông thường như các lần trước và chỉ khâu lại, vết thương chắc chắn sẽ tái phát, không bao giờ lành được"- bác sĩ Chiến nhận định.

Bệnh nhân được chỉ định can thiệp triệt để bằng phương pháp phẫu thuật tạo hình, loại toàn bộ tổ chức viêm và vùng da bị tổn thương xung quanh.

Theo bác sĩ Chiến, để khắc phục tổn thương, các bác sĩ sử dụng phương pháp tạo hình bằng vạt sural (còn gọi vạt da cân thần kinh hiển ngoài)- lấy một mảnh da có mạch nuôi từ bắp chân. Đây là một kỹ thuật đặc biệt trong tạo hình, đảm bảo vùng da ghép có đủ nguồn cấp máu, giúp vết thương nhanh chóng hồi phục.

Bệnh nhân được phẫu thuật tạo hình tổ chức viêm và vùng da tổn thương
Bệnh nhân được phẫu thuật tạo hình tổ chức viêm và vùng da tổn thương

Sau phẫu thuật 2 tuần vết thương đã phục hồi. Hiện tại, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân ổn định, không còn rỉ dịch hay nhiễm trùng tái phát; bệnh nhân có thể trở lại sinh hoạt bình thường.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo nếu bị chó, mèo hoặc động vật khác cắn, cần đến cơ sở y tế để tiêm phòng dại và tiêm phòng uốn ván. Không chủ quan với vết thương nhỏ, đặc biệt là vết thương lâu liền, có dấu hiệu nhiễm trùng mạn tính, hoặc nằm ở các vị trí nhạy cảm như bàn chân, gót chân.

Theo D.Thu (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Đội ngũ y-bác sĩ Gia Lai tiên phong hiến máu cứu người

Đội ngũ y-bác sĩ Gia Lai tiên phong hiến máu cứu người

(GLO)- Trước tình trạng thiếu hụt trầm trọng nguồn máu phục vụ cấp cứu và điều trị, ngoài nỗ lực kêu gọi, vận động người dân, các tổ chức, đơn vị… hiến máu tình nguyện thì các y-bác sĩ Gia Lai đã và đang tiên phong trong hiến máu cứu người bệnh.

Gia tăng người trẻ phải chạy thận nhân tạo

Gia tăng người trẻ phải chạy thận nhân tạo

(GLO)- Phòng Thận nhân tạo-Khoa Hồi sức tích cực chống độc (Bệnh viện Đa khoa Gia Lai) hiện có khoảng 200 bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo định kỳ. Đáng chú ý, trong số này, gần 40% là người dưới 35 tuổi-một con số khiến các bác sĩ lo ngại về tình trạng gia tăng bệnh thận ở người trẻ.

Gia Lai: 2 lần phẫu thuật giúp bệnh nhân chấn thương sọ não nặng hồi phục kỳ diệu

Gia Lai: 2 lần phẫu thuật giúp bệnh nhân chấn thương sọ não nặng hồi phục kỳ diệu

(GLO)- Hơn 1 tháng trước, anh N.V.T (SN 1997, xã Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) được chuyển đến Bệnh viện Đại học Y Dược-Hoàng Anh Gia Lai trong tình trạng chấn thương sọ não nặng do tai nạn giao thông, đe dọa tử vong. Các bác sĩ đã thực hiện 2 lần phẫu thuật chuyên sâu, giúp bệnh nhân phục hồi kỳ diệu.

null