Bếp lửa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Có nơi nào bình an và ấm áp hơn một bếp lửa? Dù là bếp gas, bếp điện hay góc bếp quê ám khói và bồ hóng thì nó vẫn là nơi giữ hơi ấm trong ngôi nhà. Có thể nói bếp lửa là linh hồn của mỗi nhà, của một tập thể, nơi không chỉ mang lại những bữa cơm ngon mà còn là những gắn kết yêu thương của mỗi thành viên.
Có một bếp lửa trong căn nhà nhỏ đơn sơ nơi tôi đã lớn. Gian bếp sơ sài cũ kỹ, mùa mưa ẩm ướt mù mịt khói, mùa nắng nóng hầm hập vì bếp nấu bằng rơm. Lần đầu tập nấu ăn giúp má, tôi đã loay hoay mãi mới nhóm được lửa. Những chiếc nồi ám khói bếp đen sì, phải mất bao lâu mới kỳ cọ được. Từ gian bếp này, tôi đã lớn lên bằng những thức ngon má nấu. Là cơm rau cá mắm đơn sơ nhưng gửi gắm cả tình thương người mẹ dành cho đàn con. Những buổi sáng khi gà gáy canh ba, má rón rén xuống bếp nhen lửa bắc nước, vo gạo nấu cơm. Những bữa ăn sáng chỉ là cơm với mắm để con được chắc bụng đến trường, ba má ăn ra đồng làm lụng.
Trong gian bếp ấy, theo mùa vụ, khi thì bắp, lúc là củ lang, củ mì, chúng tôi đã có những ngày quây quần vừa ăn vừa chuyện trò đùa giỡn, nghe ba má kể những câu chuyện xưa. Có những ngày trời mưa rảnh rỗi, má ngâm gạo xay rồi đúc bánh xèo. Chúng tôi làm chén mắm, chờ bánh xèo đổ ra là ăn ngay. Cái kiểu ăn từ trên bếp này chỉ có thể là ăn trong bếp của má, vì vậy mà cái ngon cũng đặc biệt không thể tìm thấy bất cứ nơi đâu.
Minh họa: KIM HƯƠNG
Minh họa: KIM HƯƠNG
Có một bếp lửa của những ngày cúng giỗ, những dịp lễ, Tết khi bà con họ hàng xúm xít mỗi người một tay dọn dẹp nấu nướng. Những câu chuyện bên bếp lửa hồng làm mọi người gần gũi nhau hơn, gắn kết tình bà con, nghĩa hàng xóm. Từ đó, người ta học nhau cách nấu những món ăn ngon, cách chăm sóc nuôi dạy con cái, cách làm ruộng, làm vườn... Tiếng cười vui bên căn bếp giúp người ta như quên hết những nhọc nhằn của cuộc sống.
Có những bếp lửa của những bà mẹ nghèo phải chật vật với miếng cơm manh áo. Không dám mơ đến những bữa ăn sang trọng, đủ đầy, họ chỉ mong có đủ cơm rau cho bầy con đang tuổi lớn. Những người mẹ có thể quên đi nhu cầu của riêng mình mà chắt chiu dành dụm hết cho con. Những lời nói dối rất dễ thương của người mẹ để nhường nhịn cho con thật là một hình ảnh đẹp chỉ có ở tình mẫu tử thiêng liêng.
Có những bếp lửa nhóm lên vội vàng đơn giản bằng 3 viên gạch và ít củi kiếm được, đặt ở một khoảng đất trống nào đó phía sau phòng ở. Những nồi cơm, nồi cháo nấu vội từ những bếp lửa này giúp ấm lòng những cô cậu sinh viên nghèo tuổi đôi mươi. Chỉ là cơm cháo giản đơn thôi nhưng ai đã từng trải qua những ngày như vậy mới thấy nó ngon tuyệt làm sao, để rồi mấy mươi năm sau gặp nhau, câu chuyện vẫn xoay quanh bếp lửa hồng ngày ấy.
Có một bếp lửa tôi đã nhóm lên cho chính ngôi nhà của mình. Bếp lửa ấy đã đi cùng những thay đổi trong cuộc sống gia đình. Dù là chiếc bếp dầu nhỏ xíu, cái lò than, bếp điện hay bếp gas thì nó cũng đã hoàn thành trách nhiệm của mình bằng việc đem lại những bữa cơm ấm áp cho cả nhà. Tôi không phải là người nấu ăn ngon, tôi chậm chạp và không khéo léo, nhưng tôi đã luôn cố gắng mỗi ngày. Những bữa ăn ngon đâu phải chỉ vì cao lương mỹ vị hay được nấu bởi những đầu bếp nổi tiếng. Các con tôi thường nói chỉ thích ăn đồ mẹ nấu vì nó được nấu bằng cả tình thương của mẹ.
Có những bếp lửa không riêng của mỗi nhà mà nó được nhen lên từ lòng nhân ái. Đó là bếp ăn từ thiện nơi những người thiện tâm tập hợp lại bằng tấm lòng, sức lực, tài lực để đem đến những bát cháo nóng, những bữa cơm ngon cho các cụ già neo đơn, các em bé mồ côi hay những bệnh nhân nghèo đang khổ sở vì bệnh tật, thiếu thốn. Bếp lửa ấy đã thắp lên ngọn lửa nhân ái trong cộng đồng, giúp làm giảm đi những lo toan, vất vả của những mảnh đời kém may mắn.
Có những bếp lửa bị bỏ quên trong thời hiện đại khi người ta đôi khi vì bận rộn hoặc vì sự tiện lợi mà cảm thấy việc bếp núc là không thật sự cần thiết. Một cái bếp thiếu lửa sẽ làm ngôi nhà lạnh lẽo. Những bữa ăn hàng quán đẹp mắt, sang trọng không thể thay thế không khí ấm cúng của bữa cơm nhà. Bữa ăn không chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất mà còn là nơi xây dựng văn hóa gia đình, tình yêu thương, sự gắn kết.
Bếp lửa đem đến sự ấm áp, yên vui trong mỗi gia đình, lan tỏa yêu thương đến tập thể, cộng đồng. Bếp lửa là nơi có những yêu thương, tảo tần của người mẹ, người bà, có những đau đáu âu lo của người cha, có sự nhường nhịn của anh chị em. Bếp lửa vì vậy mà vẫn không đánh mất tầm quan trọng dù cuộc sống hiện đại đến đâu. Bếp lửa, nơi luôn cháy sáng những thương yêu...
THÚY ÁI

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

(GLO)- Khi tôi và nhà thơ Hương Đình “mở tiệc” chia tay Đỗ Tiến Thụy ra Hà Nội học Trường Viết văn Nguyễn Du thì anh là Thượng úy, công tác tại Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3). Ấy là năm 2002. Tháng 11 năm nay, khi trở “về nhà”, anh đã mang hàm Đại tá, Trưởng ban Văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

(GLO)- Ngày 16-12, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định Phê duyệt kết quả cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu” thuộc dự án Phong trào nông dân Tây Sơn trên đất Gia Lai (Tây Sơn Thượng đạo).

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.