Bệnh viện đầu tiên ở Việt Nam đưa trực thăng vào hoạt động cấp cứu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bệnh viện Quân y 175 sáng 19-12 chính thức ra mắt sân bay cấp cứu trực thăng trên nóc tòa nhà Viện Chấn thương - Chỉnh hình của bệnh viện này sau thời gian nghiệm thu, bay thử, đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn vận hành...
Theo lãnh đạo Bệnh viện Quân y 175, trước đây, các ca bệnh nặng, khó, phức tạp cấp cứu bằng đường không được đưa về sân bay Tân Sơn Nhất, sau đó chuyển đến bệnh viện này nên mất một khoảng thời gian nhất định.
 
Trực thăng cấp cứu đỗ trên nóc Viện Chấn thương Chỉnh hình - Bệnh viện Quân y 175 (TP HCM) sáng 19-12
Trực thăng cấp cứu đỗ trên nóc Viện Chấn thương Chỉnh hình - Bệnh viện Quân y 175 (TP HCM) sáng 19-12
Được sự quan tâm đầu tư của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và Chính phủ, Bệnh viện Quân y 175 triển khai xây dựng Viện Chấn thương - Chỉnh hình quy mô 500 giường, có sân đỗ trực thăng để bảo đảm kịp thời cho công tác cấp cứu, điều trị đối với các ca bệnh nặng, khó, phức tạp từ vùng biển đảo phía Nam của Tổ quốc về bệnh viện điều trị. Đây là bệnh viện đầu tiên ở Việt Nam đưa trực thăng vào hoạt động cấp cứu.
Khi đi vào vận hành, ngoài phục vụ vận chuyển cấp cứu cho chiến sĩ và người dân gặp tai nạn trên biển ở khu vực Trường Sa, sân bay cấp cứu trực thăng của Bệnh viện Quân y 175 sẽ là điểm phát triển cấp cứu nhanh thông qua việc hình thành trung tâm cấp cứu đa năng đường bộ - đường thủy - đường không, nhằm  giải quyết tất cả tình huống, sự cố thảm họa, thiên tai, bảo đảm phục vụ tốt sức khỏe cán bộ, nhân dân TP HCM và các tỉnh, thành phía Nam.
Trong thời gian qua, trung bình mỗi năm, Bệnh viện Quân y 175 phối hợp cấp cứu vận chuyển bệnh nhân bằng đường không từ 7 đến 10 ca.
NGUYỄN THẠNH (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

(GLO)- Ngày 11-12, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn triển khai vắc xin Rota cho trẻ dưới 1 tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh Gia Lai năm 2024- 2025 cho 28 cán bộ y tế phụ trách chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh.

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 9-12, tại Trung tâm Y tế thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã diễn ra hội nghị công bố quyết định công nhận thị xã An Khê đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét. Đây là địa phương thứ hai trên địa bàn tỉnh (sau TP. Pleiku) được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.