Bệnh nhân ung thư có thể không cần hóa trị để kéo dài sự sống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo AFP, hai nghiên cứu lớn vừa được công bố hôm Chủ Nhật vừa qua cho thấy nhiều bệnh nhân ung thư vú và ung thư phổi có thể từ bỏ cách điều trị bằng hóa chất mà vẫn sống lâu, báo hiệu việc giảm nhu cầu sử dụng phương pháp lâu nay được xem là tiêu chuẩn trong điều trị ung thư.

Một bệnh nhân ung thư đang được điều trị. (Nguồn: Healthline)
Một bệnh nhân ung thư đang được điều trị. (Nguồn: Healthline)



Các kết quả nghiên cứu này đã được công bố tại cuộc họp của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ASCO) - hội nghị thường niên về bệnh ung thư lớn nhất thế giới được tổ chức ở Chicago.

Nghiên cứu thứ nhất, được mô tả là nghiên cứu điều trị bệnh ung thư vú có quy mô lớn nhất tính đến nay, cho thấy rằng hầu hết các phụ nữ mắc ung thư vú dạng thường gặp có thể bỏ qua hóa trị cùng các tác dụng phụ độc hại và gây suy nhược hậu phẫu của nó tùy vào mức điểm của họ trong một xét nghiệm gene.

Có đến 65.000 phụ nữ tính riêng tại Hoa Kỳ có thể chịu tác động từ các kết quả nghiên cứu này.

Tới nay, phụ nữ vẫn phải đối mặt với sự không chắc chắn đáng kể về việc có hay không nên bổ sung hóa trị vào điều trị hormone sau khi có chẩn đoán ung thư vú dương tính với thụ thể hormone và âm tính với HER-2 ở giai đoạn đầu trước khi ung thư lan tới các hạch bạch huyết.

"Với kết quả của nghiên cứu đột phá này, chúng ta hiện có thể an toàn tránh việc sử dụng hóa trị ở khoảng 70% bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư vú dạng thường gặp nhất," Kathy Albain, một nhà ung thư học thuộc trung tâm y tế Loyola Medicine vùng ngoại ô Chicago kiêm đồng tác giả nghiên cứu cho hay.

Một xét nghiệm 21 gene gọi là Oncotype DX, bắt đầu được dùng từ năm 2004, đã giúp định hướng một số quyết định về chăm sóc thích hợp sau phẫu thuật.

Mức điểm tái phát cao (trên 25) nghĩa là bệnh nhân được khuyên dùng hóa trị để tránh tái phát, trong khi mức điểm thấp (dưới 10) có nghĩa là không cần hóa trị.

Nghiên cứu này tập trung vào những bệnh nhân có điểm nằm ở mức giữa, từ 11-25.

Hơn 10.000 phụ nữ, tuổi từ 18-75, được chỉ định ngẫu nhiên để tiếp nhận hóa trị sau khi điều trị hormone, hoặc chỉ điều trị hormone.

Các nhà nghiên cứu sau đó xem xét tiến triển bệnh, bao gồm liệu ung thư có tái phát hay không và tỷ lệ sống còn chung của họ.

"Xét trên toàn bộ các đối tượng nghiên cứu có điểm xét nghiệm gen từ 11 đến 25 - và nhất là trong nhóm phụ nữ 50-75 tuổi - không có sự khác biệt đáng kể nào giữa nhóm hóa trị và nhóm không hóa trị," kết quả nghiên cứu đăng trên Nhật báo Y khoa New England cho biết.

Kết quả cho thấy tất cả các phụ nữ trên 50 tuổi có điểm tái phát từ 0-25 có thể tránh điều trị bằng hóa trị và các tác dụng phụ độc hại của nó.

Đối với phụ nữ dưới 50 tuổi với số điểm từ 0 đến 15, có thể bỏ qua hóa trị.

Tuy nhiên, với những phụ nữ trẻ hơn có điểm từ 16-25, kết quả của nhóm điều trị bằng hóa chất có phần tốt hơn, vì thế trong những trường hợp này, bác sỹ có thể thúc giục bệnh nhân cân nhắc phác đồ hóa trị.

Kết quả này "sẽ có tác động rất lớn tới các bác sỹ và bệnh nhân"-Albain chia sẻ.

"Chúng tôi đang góp phần làm giảm việc sử dụng các phương pháp trị liệu độc hại".

Theo chủ biên nghiên cứu Joseph Sparano thuộc Trung tâm Y tế Montefiore ở New York, "bất kỳ phụ nữ nào mắc ung thư vú giai đoạn đầu ở tuổi 75 hoặc trẻ hơn nên làm xét nghiệm và thảo luận về các kết quả" với bác sỹ.

Ung thư vú là nguyên nhân gây tử vong do ung thư hàng đầu ở phụ nữ trên toàn thế giới, dẫn đến khoảng 1,7 triệu ca mắc mới hàng năm và hơn nửa triệu ca tử vong.

Nguồn tài trợ chính của nghiên cứu đến từ Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH).

Nghiên cứu thứ hai thử nghiệm một dạng liệu pháp miễn dịch so với hóa trị cho bệnh ung thử phổi phổ biến nhất toàn cầu là ung thư phổi không tế bào nhỏ.

Nghiên cứu này nhận thấy rằng loại thuốc Keytruda (pembrolizumab) của hãng dược Merck - nổi tiếng vì từng giúp cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter ngăn chặn bệnh ung thư tế bào hắc tố tiến triển đã lan đến não của ông-giúp các bệnh nhân ung thư phổi sống lâu hơn 4-8 tháng so với hóa trị.

Hơn 1.200 người đã tham gia nghiên cứu này, và đây là thử nghiệm lâm sàng lớn nhất tính đến nay với pembrolizumab là liệu pháp duy nhất cho bệnh ung thư phổi. Loại thuốc này đã được kiểm duyệt vào năm 2014 cho bệnh ung thư tế bào hắc tố và vào năm 2015 cho bệnh ung thư phổi.

"Đây là những phản ứng không giống bất cứ điều gì chúng tôi đã chứng kiến trước đây với bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ", nhà nghiên cứu trưởng Gilberto Lopes, một nhà ung thư học tại Đại học Trung tâm Y tế Miami chia sẻ.

Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận rằng hầu hết các bệnh nhân bị dạng ung thư tiến triển này sẽ tử vong trong vòng vài tháng, và "chúng tôi còn rất nhiều việc phải làm".

Ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong do ung thư hàng đầu thế giới, lấy đi sinh mạng của 1,7 triệu người mỗi năm.

John Heymach, một giáo sư thuộc Trung tâm Ung thư MD Anderson của Đại học Texas, người không tham gia nghiên cứu do Merck tài trợ, mô tả đây là một "dấu mốc thực sự" và "một bước tiến rất quan trọng cho bệnh nhân".

"Chúng ta đang rời khỏi kỷ nguyên mà lựa chọn duy nhất cho các bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ là hóa trị"- ông chia sẻ với các phóng viên tại hội nghị ASCO.

"Bây giờ, phần lớn bệnh nhân có thể hưởng lợi ích từ liệu pháp miễn dịch," ông nói thêm.

"Liệu pháp miễn dịch sẽ là phương pháp điều trị hàng đầu cho đa phần các bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ".

Mai Nguyễn (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

(GLO)- Ngày 11-12, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn triển khai vắc xin Rota cho trẻ dưới 1 tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh Gia Lai năm 2024- 2025 cho 28 cán bộ y tế phụ trách chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh.

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 9-12, tại Trung tâm Y tế thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã diễn ra hội nghị công bố quyết định công nhận thị xã An Khê đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét. Đây là địa phương thứ hai trên địa bàn tỉnh (sau TP. Pleiku) được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.