Bầu cử tổng thống ở Sri Lanka: ứng viên theo chủ nghĩa Marx đang dẫn đầu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- 

 17 triệu cử tri đủ điều kiện trong 22 triệu người Sri Lanka ngày 21/9 bắt đầu đi bỏ phiếu bầu cử tổng thống. Cuộc bầu cử được cho là quyết định đến tương lai của đất nước sau cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất cùng những biến động chính trị.

Cử tri Sri Lanka đi bầu cử tổng thống năm 2024. Ảnh: Reuters

Cử tri Sri Lanka đi bầu cử tổng thống năm 2024. Ảnh: Reuters

Giới quan sát nhận định cuộc bầu cử lần này giống như một đợt trưng cầu ý dân đối với kế hoạch "thắt lưng buộc bụng" của quốc gia Nam Á nằm trên Ấn Độ Dương mà Tổng thống Ranil Wickremesinghe áp dụng để đổi lấy gói cứu trợ từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), giúp đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng tài chính trầm trọng.

Tổng nợ trong nước và nước ngoài của Sri Lanka lên tới 83 tỷ USD vào thời điểm nước này vỡ nợ 2 năm trước. Chính phủ Sri Lanka cho biết hiện đã tái cấu trúc hơn 17 tỷ USD. Mặc dù có sự cải thiện đáng kể về các số liệu kinh tế quan trọng, song người dân Sri Lanka vẫn đang phải vật lộn với mức thuế cao và chi phí sinh hoạt đắt đỏ.

Theo Reuters ngày 22/9, lãnh đạo đảng Mặt trận Giải phóng Nhân dân (JVP) theo chủ nghĩa Marx Anura Kumara Dissanayaka đang tạm dẫn đầu với khoảng 53% trong khoảng 1 triệu phiếu đã được kiểm đếm. Lãnh đạo đối lập Sajith Premadasa xếp thứ hai với 22%, trong khi Tổng thống Ranil Wickremesinghe đứng thứ ba.

Ông Dissanayake tranh cử với tư cách ứng viên của liên minh Quyền lực Nhân dân Quốc gia (NPP), trong đó gồm đảng JVP do ông lãnh đạo. JVP có 3 ghế trong quốc hội Sri Lanka. Ông Dissanayake được ủng hộ nhờ lời hứa chống tham nhũng và thực hiện các chính sách hỗ trợ người nghèo. Theo AFP, nếu đắc cử, ông Dissanayaka (56 tuổi) sẽ là tổng thống đầu tiên của Sri Lanka theo chủ nghĩa Marx.

Nhà chức trách đã ban bố lệnh giới nghiêm kéo dài 8 giờ vào ban đêm trong lần bầu cử này. Ủy ban Bầu cử miêu tả cuộc bỏ phiếu lần này là yên bình nhất trong lịch sử bầu cử Sri Lanka nhưng cảnh sát cho biết lệnh giới nghiêm chỉ là biện pháp tăng cường nhằm bảo vệ người dân.

Theo trang Firstpost, ông Dissanayaka xuất thân từ gia đình thuộc tầng lớp trung lưu tại Anuradhapura, cách thủ đô Colombo khoảng 170 km. Ông tốt nghiệp Đại học Kelaniya và tham gia hoạt động chính trị từ thời sinh viên. Ông đắc cử vào quốc hội Sri Lanka năm 2000.

Có thể bạn quan tâm

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

(GLO)- Tổng Bí thư Tô Lâm vừa có bài phát biểu chỉ đạo Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia vào sáng 13-1. Báo Gia Lai điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư. 

Gần 12 ngàn đại biểu dự hội nghị về đột phá phát triển KHCN, ĐMST và CĐS quốc gia

Gia Lai: Gần 12 ngàn đại biểu dự hội nghị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

(GLO)- Sáng 13-1, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị kết nối đến 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với 978.532 đại biểu tham dự. Tại Gia Lai có gần 12.000 đại biểu tham dự.