Gia tăng xung đột vũ trang trên khắp thế giới khiến trẻ em chìm sâu vào khủng hoảng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 17-7, Tổ chức Quyền trẻ em (KidsRights) có trụ sở tại Hà Lan công bố báo cáo thường niên, trong đó có đánh giá tình trạng gia tăng xung đột vũ trang trên khắp thế giới đang khiến trẻ em chìm sâu vào khủng hoảng, đồng thời kêu gọi các biện pháp bảo vệ tốt hơn quyền trẻ em.

Cụ thể, báo cáo nêu rõ, kể từ năm 2023, các vụ vi phạm nghiêm trọng về quyền trẻ em đã tăng lên 21% trong các cuộc xung đột vũ trang, gồm các hành vi giết hại hoặc gây ra thương tật, tuyển mộ, sử dụng binh lính trẻ em, bắt cóc và từ chối hỗ trợ nhân đạo.

Ngoài ra, ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 vẫn chưa khắc phục hoàn toàn nên việc cải thiện tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em ở khu vực Nam bán cầu và gần 1/3 các quốc gia ở Tây Âu vẫn tiếp tục bị đình trệ.

Trong khi đó, thiên tai và xu hướng di tản do biến đổi khí hậu tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống của người dân các quốc gia, trong đó có trẻ em.

Gia tăng xung đột vũ trang, trẻ em là đối tượng phải chịu tổn thương nhiều nhất (ảnh nguồn TTXVN)

Gia tăng xung đột vũ trang, trẻ em là đối tượng phải chịu tổn thương nhiều nhất (ảnh nguồn TTXVN)

Cơ quan cứu trợ người tị nạn Palestine của Liên hợp quốc (UNRWA) khẳng định, trẻ em là đối tượng phải chịu tổn thương nhiều nhất trong các cuộc xung đột và chiến tranh tại Gaza. Đã có khoảng hơn 625.000 trẻ em tại Gaza không được đi học khi các trường buộc phải đóng cửa do xung đột.

Trong một diễn biến liên quan, bất chấp trước những nỗ lực hòa giải của cộng đồng quốc tế, ngày 16-7, Israel đã có các cuộc không kích vào khu vực phía Nam và trung tâm Dải Gaza gây hậu quả ít nhất 57 người thiệt mạng.

Có thể bạn quan tâm

Đức thông qua dự luật sửa đổi, cho phép bắn hạ máy bay không người lái xâm nhập trái phép

Đức thông qua dự luật sửa đổi, cho phép bắn hạ máy bay không người lái xâm nhập trái phép

(GLO)- Sau nhiều lần phát hiện thiết bị bay không người lái bay trên các cơ sở quân sự mà không được cấp phép, Chính phủ Đức đã thông qua dự luật sửa đổi Đạo luật An ninh Hàng không, cho phép lực lượng vũ trang nước này bắn hạ các máy bay không người lái xâm nhập trái phép.