Bắt đầu từ 14-4, triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tại buổi gặp mặt báo chí cung cấp thông tin y tế vào sáng 13-4, Giáo sư, Tiến sĩ Phan Trọng Lân-Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế-cho biết: Theo khảo sát của 63 tỉnh thành phố, dự tính có khoảng 11,8 triệu trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi cần tiêm vắc xin phòng Covid-19. 

Trong đó, ước tính có khoảng 3,6 triệu trẻ đã mắc Covid-19 và 8,2 triệu trẻ em là chưa mắc Covid-19. Do đó, trong đợt đầu tiên sẽ tiêm cho trẻ chưa mắc Covid-19 và tiêm đủ 2 liều vắc-xin. Dự kiến, trong tháng 7 đến tháng 8 sẽ tiêm hết cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đủ điều kiện tiêm.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Dương thị Hồng-Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương-cho biết: Trong ngày 13-4, lô vắc-xin Covid-19 Moderna tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi sẽ hoàn thành việc kiểm định. Đây là lô vắc-xin đầu tiên với gần 1 triệu liều do Chính phủ Úc viện trợ về Việt Nam cuối tuần qua.

Việc tiêm chủng sẽ thực hiện tiêm đối với nhóm trẻ lớp 6, sau đó sẽ hạ dần độ tuổi và tiêm cho trẻ ở lứa tuổi nhỏ hơn. Các địa phương triển khai cuốn chiếu theo trường, địa bàn, căn cứ vào tình hình dịch và số lượng vắc-xin được cung ứng. Với mỗi lô vắc-xin và từng nhóm trẻ, Bộ Y tế sẽ có hướng dẫn cụ thể.

Hiện có hai loại vắc-xin phòng Covid-19 được tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi là vắc-xin Pfizer và vắc-xin Moderna. Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 4 tuần. Bộ Y tế yêu cầu chỉ tiêm 2 mũi cùng loại vắc-xin, không tiêm trộn với bất kỳ vắc-xin mRNA nào.

Về phản ứng sau tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, PGS Hồng cho biết các phản ứng sau tiêm đối với trẻ từ 5 đến 12 tuổi tương tự như đối với nhóm từ 12 đến dưới 18 tuổi. Cụ thể, người tiêm có thể gặp tình trạng đau đầu, tiêu chảy, đau khớp, đau cơ, đau tại vị trí tiêm, kiệt sức, ớn lạnh, sốt (tần suất cao hơn đối với liều thứ 2), sưng tại chỗ tiêm, kiệt sức, đau đầu tấy đỏ và sưng tại vị trí tiêm, đau cơ và ớn lạnh.

Các phản ứng rất thường gặp nhất ở nhóm tuổi từ 5 đến dưới 12 tuổi là: Buồn nôn, tấy đỏ tại vị trí tiêm; Phản ứng ít gặp là nổi hạch, các phản ứng quá mẫn (phát ban, ngứa, mề đay, phù mạch), giảm cảm giác thèm ăn, mất ngủ, ngủ li bì, tăng tiết mồ hôi, đổ mồ hôi đêm, đau chi, suy nhược, khó chịu, ngứa tại vị trí tiêm; phản ứng rất hiếm gặp là viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim (ít hơn 1/10.000).

Theo bác sĩ Ngãi, trẻ đã mắc Covid-19, vẫn có thể mắc lại. Khi trẻ đã mắc Covid-19 thì nguy cơ diễn biến nặng, có thể tử vong, rồi mắc các tình trạng hậu Covid-19 và cả các biến chứng khác là hoàn toàn có thể. Để đảm bảo an toàn khi tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ, nhất là khi trẻ đã mắc Covid-19 trước đó, căn cứ vào các bằng cớ khoa học cũng như kinh nghiệm đã công bố của các quốc gia đã triển khai tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ em.

Hội đồng chuyên môn tư vấn sử dụng vắc-xin của Bộ Y tế đã đồng thuận quy định thời gian tối thiểu để tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đã mắc Covid-19 là 3 tháng.

Ngày 14-4, Quảng Ninh là địa phương đầu tiên sẽ triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Trong tuần tới, việc tiêm chủng cho nhóm trẻ này được thực hiện đồng loạt trên toàn quốc.

PHƯƠNG VI (tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.