Bắt 3 nhân viên ngân hàng bán thông tin doanh nghiệp cho nhóm lừa đảo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Công an tỉnh Phú Thọ vừa tạm giữ hình sự 3 nhân viên ngân hàng để điều tra về hành vi bán thông tin của 50 công ty, doanh nghiệp trên địa bàn cả nước cho nhóm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, qua đó hưởng lợi tổng số tiền hơn 700 triệu đồng.

Đoàn Lê Trí Viễn, nhân viên ngân hàng BIDV bán thông tin doanh nghiệp cho nhóm lừa đảo bị tại cơ quan công an. Ảnh: Công an tỉnh Phú Thọ cung cấp.
Đoàn Lê Trí Viễn, nhân viên ngân hàng BIDV bán thông tin doanh nghiệp cho nhóm lừa đảo bị tại cơ quan công an. Ảnh: Công an tỉnh Phú Thọ cung cấp.



Nhân viên ngân hàng bán thông tin doanh nghiệp

Liên quan vụ “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” do Nguyễn Lê Thanh Tú (SN 1985, ở TP HCM) cầm đầu lừa chiếm hơn 10 tỷ đồng của nhiều doanh nghiệp, ngày 9/12, nguồn tin từ Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Cơ quan CSĐT – Công an tỉnh này vừa tạm giữ hình sự hàng loạt nhân viên ngân hàng để mở rộng điều tra vụ án.

Theo đó, cảnh sát tạm giữ hình sự Đoàn Lê Trí Viễn (SN 1992, quê tỉnh Quảng Nam); Lê Thái Nhân (SN 1994, quê tỉnh Bình Định), cùng là nhân viên Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Trường Sơn (quận Gò Vấp, TP HCM) và Nguyễn Thái Thịnh (SN 1994, quê tỉnh Bình Định) là nhân viên Ngân hàng S– Chi nhánh  Gò Vấp.


 

Một số cán bộ ngân hàng đã bán thông tin doanh nghiệp cho nhóm lừa đảo. Ảnh tang vật trong vụ án, Công an tỉnh Phú Thọ cung cấp.
Một số cán bộ ngân hàng đã bán thông tin doanh nghiệp cho nhóm lừa đảo. Ảnh tang vật trong vụ án, Công an tỉnh Phú Thọ cung cấp.



Như Tiền Phong đã đưa tin, ngày Ngày 6/12, Công an tỉnh Phú Thọ khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 5 đối tượng trong vụ “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, xảy ra tại tỉnh Phú Thọ và các tỉnh thành khác do Nguyễn Lê Thanh Tú (SN 1985, trú quận Phú Nhuận, TP HCM) cầm đầu.

Bốn bị can còn lại gồm: Nguyễn Tiến Hùng (SN 1995), Nền Ngọc Tuấn (SN 1991), cùng quê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu); Mạc Đăng Khoa (SN 1995) và Phạm Xuân Huy, cùng quê tỉnh Vĩnh Long.

Thượng tá Nguyễn Minh Tuấn - Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Phú Thọ) cho biết, đối tượng Tú đã lợi dụng sự thiếu sót của hệ thống các ngân hàng trong quản lý tài khoản cá nhân, tổ chức để chiếm đoạt tài sản. Tú đã mua thông tin tài khoản của các doanh nghiệp qua nhân viên một số ngân hàng như: số tài khoản, tên địa chỉ doanh nghiệp, mẫu chữ ký, mẫu dấu, sao tài khoản của các doanh nghiệp trên địa bàn cả nước.

Để có được thông tin về các doanh nghiệp, Tú liên hệ với Đoàn Lê Trí Viễn, là nhân viên Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Trường Sơn (ở quận Gò Vấp, TP HCM). Qua trao đổi, Tú nói đang cho các công ty vay lãi, đảo nợ ngân hàng do vậy cần Viễn cung cấp các thông tin của các công ty như: số tài khoản, thông tin cá nhân, số điện thoại, CMTND, chữ ký của chủ tài khoản, kế toán trưởng, sao khê tài khoản ở những lần giao dịch gần nhất.

Với mỗi thông tin của một doanh nghiệp, Tú trả cho Viễn từ 13-15 triệu đồng. Vì việc này thuộc khả năng nên Viễn đồng ý.

Sau khi nhận lời, Viễn truy cập vào mạng nội bộ Ngân hàng BIDV bằng tài khoản được cấp để tìm hiểu thông tin các doanh nghiệp. Viễn còn liên hệ bạn bè, đồng nghiệp làm ở hàng loạt ngân hàng khác như: Vietcombank, Vietinbank, MSB, Á châu ACB, MB… để có thông tin các doanh nghiệp trên cả nước cung cấp cho Tú.


 

Đối tượng cầm đầu nhóm lừa đảo, chiếm tài sản bị cảnh sát bắt giữ. Ảnh: Công an tỉnh Phú Thọ cung cấp.
Đối tượng cầm đầu nhóm lừa đảo, chiếm tài sản bị cảnh sát bắt giữ. Ảnh: Công an tỉnh Phú Thọ cung cấp.



Bán thông tin 50 doanh nghiệp, chiếm hơn 700 triệu đồng

Quá trình giao dịch, Viễn và Tú thường xuyên trao đổi thông tin về các công ty, doanh nghiệp qua mạng xã hội “Telegram” nhằm tránh bị phát hiện. Mỗi lần nhận thông tin hồ sơ một doanh nghiệp, Tú chuyển khoản cho Viễn như đã hứa.

Thấy nhiều lợi ích, Viễn nhờ Lê Thái Nhân (nhân viên Ngân hàng BIDV) và Nguyễn Thái Thịnh (nhân viên Ngân hàng S) để lấy thông tin doanh nghiệp tại các ngân hàng khác để cung cấp cho Tú.

Có được thông tin cần thiết, Nguyễn Lê Thanh Tú mua con dấu giả qua mạng internet, thu thập các ủy nhiệm chi, đơn đăng ký sử dụng SMS Banking, giấy giới thiệu của các ngân hàng. Tú tự ký giả chữ ký của kế toán trưởng, chủ tài khoản các công ty trên các giấy tờ, chứng từ nêu trên để có thể làm thủ tục chuyển khoản tiền qua hệ thống ngân hàng nhằm chiếm đoạt tiền của các doanh nghiệp.


 

Hàng chục con dấu giả là tang vật trong vụ án.
Hàng chục con dấu giả là tang vật trong vụ án.



Theo lãnh đạo Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - Công an tỉnh Phú Thọ, các đối tượng liên quan trong vụ án hoạt động với nhiều thủ đoạn tinh vi, lợi dụng kẽ hở trong quản lý giao dịch, quản lý tài khoản của hệ thống các ngân hàng để lửa đảo.

Qua đấu tranh, Nguyễn Lê Thanh Tú khai nhận sau khi có thông tin các doanh nghiệp, đã tổ chức cùng 4 đồng phạm thực hiện lừa chiếm hơn 10 tỷ đồng của 5 doanh nghiệp trên địa bàn nhiều tỉnh.

Còn nhóm đối tượng là nhân viên các ngân hàng đã bán tổng số 50 tài khoản khác nhau của các công ty, doanh nghiệp trên cả nước, qua đó hưởng tổng số tiền hơn 700 triệu đồng.

Hiện vụ án đang được Công an tỉnh Phú Thọ mở rộng điều tra.

 

http://https://www.tienphong.vn/phap-luat/bat-3-nhan-vien-ngan-hang-ban-thong-tin-doanh-nghiep-cho-nhom-lua-dao-1495974.tpo


 

Theo Nguyễn Hoàn (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Tiếp tục xét hỏi các bị cáo là cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng về hành vi nhận hối lộ hàng tỷ đồng của bị cáo Nguyễn Cao Trí (Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh), chủ tọa Trần Nam Hà đề nghị các bị cáo “đi thẳng vào vấn đề”, không trình bày lòng vòng.