Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ không một phút lơi lỏng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Trả lời kiến nghị cử tri trước Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, Bộ Quốc phòng nêu nhiều bất cập trong việc người Trung Quốc, người có yếu tố Trung Quốc “núp bóng” dưới nhiều hình thức để sở hữu đất đai ở các khu vực nhạy cảm ở Việt Nam.

 

Khu đất vệt tường rào sân bay Nước Mặn, nơi được xác định có nhiều lô đất do người Trung Quốc núp bóng người Việt để sở hữu. Ảnh: Hoàng Sơn
Khu đất vệt tường rào sân bay Nước Mặn, nơi được xác định có nhiều lô đất do người Trung Quốc núp bóng người Việt để sở hữu. Ảnh: Hoàng Sơn



Có 149 doanh nghiệp có yếu tố Trung Quốc (92 doanh nghiệp 100% vốn Trung Quốc, 57 doanh nghiệp vốn liên doanh) đang hoạt động ở khu vực biên giới của 22/44 tỉnh biên giới.

Cử tri TP.Hải Phòng cũng kiến nghị tình trạng người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam đầu tư, kinh doanh và thu mua đất đai gần các khu vực trọng yếu về quốc phòng, an ninh hiện nay là rất đáng ngại.

Cử tri tỉnh táo lo ngại người Trung Quốc lập xóm, lập phố, ở chung quanh các khu công nghiệp, dự án của doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư, là có cái lý của dân. Chủ quyền quốc gia không thể để một phút lơi lỏng.

Ai biết được phố đó, xóm đó sẽ là gì, khi chính những khu đất ấy thuộc địa điểm trọng yếu về quân sự.

Trên đất liền là vậy, còn trên không gian mạng thì sao?

Thanh tra Sở Thông tin - Truyền thông TPHCM vừa có quyết định xử phạt bà Lynette Moey Yu Lin - Tổng Giám đốc Công ty Bayer Việt Nam - về việc gửi tài liệu về COVID-19 đính kèm bản đồ có hình ‘đường lưỡi bò’ phi pháp.

Chưa biết bà Lynette Moey Yu Lin vô tình hay cố ý tuyên truyền đường lưỡi bò. Mất 30 triệu đồng tiền phạt, nhưng đường lưỡi bò được phát tán thì quá nguy hiểm.

Đã có những cuốn sách được in tại Việt Nam vô ý có bản đồ lưỡi bò. Không thể mất cảnh giác!

Sáng 21.5, báo cáo trước Quốc hội về Tờ trình Dự án Luật Biên phòng Việt Nam, Đại tướng Ngô Xuân Lịch - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - nhấn mạnh: “Biên giới quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia là trách nhiệm của các cấp, các ngành và của cả hệ thống chính trị”.

Biên giới quốc gia trong kỷ nguyên số không chỉ là mũi đất, mặt nước, mà còn thể hiện ở nhiều không gian khác, bắt buộc chúng ta phải cảnh giác, bình tĩnh, thông minh để đối phó.

Không bao giờ để kẻ địch lợi dụng, dù chỉ một đường vẽ bàn đồ trên không gian ảo, huống chi sông núi biển cả, giang sơn gấm vóc này.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/bao-ve-chu-quyen-lanh-tho-khong-mot-phut-loi-long-807324.ldo

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

(GLO)- Những năm gần đây, Trung ương và các cấp chính quyền của tỉnh đã quan tâm đầu tư nhiều công trình, dự án chống sạt lở bờ sông, suối. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách có hạn nên chưa thể đầu tư rộng khắp, tình trạng sạt lở bờ sông, suối ở một số nơi vẫn xảy ra.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa cùng các đại biểu dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn. Ảnh: Vũ Chi

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn

(GLO)- Chiều 16-11, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa đã về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với bà con Liên khu dân cư thôn Ma Rin 3 và Ma San (xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam.

Ông Nguyễn Mạnh Tuân (bìa phải)-Bí thư Chi bộ làng Khôn trao đổi về công tác chuẩn bị đại hội chi bộ với lãnh đạo Đảng ủy xã Ia Mơ. Ảnh: P.D

Làng Khôn gặp khó về công tác cán bộ

(GLO)- Theo kế hoạch, đầu năm 2025, làng Khôn (xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) sẽ tiến hành bầu trưởng thôn và tổ chức Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2027. Tuy nhiên, làng Khôn vẫn còn khó khăn trong công tác cán bộ và phát triển đảng viên.