Băng rừng tìm F1

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trước sự xuất hiện hàng loạt ca nhiễm Covid-19 tại tổ 12 (thị trấn Phú Thiện), lực lượng chức năng khẩn trương truy vết nhằm ngăn chặn dịch lây lan trong cộng đồng. Các tổ truy vết phải dầm mưa lặn lội đến tận vùng rừng núi xa xôi để tìm F1 về thực hiện cách ly. 
Ngày 27-12-2021, ngành Y tế xác định gia đình bà S.H.V. (trú tại tổ 12, thị trấn Phú Thiện) có 4 trường hợp F0. Ngoài ra, 3 người khác trong gia đình gồm chồng, cha và con trai của bà V. được xác định là F1 đang làm rẫy ở khu vực núi Ia Hrú. Đây là vùng rừng núi giáp ranh giữa xã Ia Ake (huyện Phú Thiện) và xã Ia Le (huyện Chư Pưh), cách thị trấn Phú Thiện hơn 50 km và không có sóng điện thoại. Đang vào vụ thu hoạch mì, gia đình bà V. nhờ nhiều người làm đổi công khiến nguy cơ bùng phát dịch càng cao. 
Trung tá Đỗ Xuân Hưng-Phó Trưởng Công an huyện Phú Thiện-cho biết: “Trong quá trình truy vết, chúng tôi xác định khả năng lây nhiễm của các trường hợp F1 này là rất cao vì đã ăn uống, sinh hoạt cùng với 4 F0 trong gia đình. Họ lại đang ở cùng với rất nhiều người khác. Nếu không thông tin kịp thời và lấy mẫu xét nghiệm, cách ly thì rất có thể sẽ lây lan cho nhiều người, dịch bệnh tại địa phương càng thêm phức tạp. Do đó, tổ truy vết phải lên đường ngay lập tức, quyết tâm tìm F1 đưa về cách ly”. 
Tổ truy vết phải vượt qua những đoạn đường trắc trở để tìm F1. Ảnh: Lê Văn Ngọc
Tổ truy vết phải vượt qua những đoạn đường trắc trở để tìm F1. Ảnh: Lê Văn Ngọc
Tuy nhiên, thông tin về khu vực rẫy của gia đình bà V. rất mù mờ vì những người biết cụ thể địa điểm đều đã là… F0. Tổ truy vết buộc phải tìm hiểu, thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để xác định vị trí rồi khẩn trương lên đường vào khoảng 14 giờ 30 phút ngày 27-12-2021. Trung úy Nguyễn Văn Linh-thành viên tổ truy vết-cho hay: “Đường đến núi Ia Hrú có nhiều dốc đứng và những con suối chảy ngang đường. Bên cạnh đó, dọc đường có khá nhiều đường nhánh dạng xương cá. Vì vậy, tổ truy vết bị lạc, phải nhờ người dân trong khu vực hướng dẫn mới đến được địa điểm chính xác. 
“Trên đường đi, trời bắt đầu đổ mưa lớn. Khu vực này rất trơn và lầy lội, chúng tôi bị ngã liên tục, người ướt hết. Qua khỏi khu vực suối thì mọi người phải xuống khiêng xe. Trong khi 1 chiếc xe máy bị hỏng giữa đường, chúng tôi buộc phải bỏ lại. Khi gần đến rẫy của gia đình bà V, tổ truy vết còn phải trèo thêm gần 2 km đường núi nữa mới đến nơi khi trời đã nhá nhem tối”-Trung úy Linh chia sẻ. 
Tại thời điểm này, có 16 người tham gia nhổ mì cho gia đình bà V. Khi biết thông tin có người mắc Covid-19 ở tổ 12, họ đều tỏ ra lo sợ. Một số người e ngại, chưa ý thức được hết nguy cơ nên từ chối lấy mẫu, khai báo, sợ cách ly. Cán bộ truy vết phải vất vả tuyên truyền, vận động. Sau khi đã triển khai các biện pháp y tế, tổ công tác tiếp tục băng rừng trở về giữa đêm tối trong cơn mưa tầm tã. 
Trung úy Linh thổ lộ: “Từ đầu mùa dịch, chúng tôi liên tiếp tham gia truy vết nhưng đây là lần vất vả nhất. Vì mưa lạnh, chưa kịp ăn uống gì, về đến nhà thì đã khuya, ai nấy đều mệt. Nhưng chúng tôi thở phào vì đã hoàn thành nhiệm vụ ngăn chặn không để dịch bệnh bùng phát ra cộng đồng”.
LÊ VĂN NGỌC

Có thể bạn quan tâm

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

(GLO)- Định hướng một số nhiệm vụ về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện sắp xếp, Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế.

Mô hình trồng ngô ngọt của phụ nữ Ia Broăi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Vũ Chi

Phụ nữ Ia Broăi thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Với sự đồng hành của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), nhiều hội viên phụ nữ dân tộc thiếu số đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình, mang lại thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.

Sở Tài chính Gia Lai đề xuất phân bổ lại kinh phí chi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát từ nguồn hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

Sở Tài chính Gia Lai đề xuất phân bổ lại kinh phí chi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát từ nguồn hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

(GLO)- Ngày 11-4, Sở Tài chính tỉnh Gia Lai có Công văn số 1269/STC-QLNS về việc đề xuất phân bổ lại kinh phí chi thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.