Bạn đồng hành với nông dân

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Sau khi tham gia các lớp tập huấn do Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) tổ chức, nhiều nông dân đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để mang lại hiệu quả cao. Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện đã trở thành người bạn đồng hành với nông dân.
Tại cánh đồng làng Keo (xã Ayun), bà con nông dân đang tất bật làm đất để chuẩn bị gieo trồng vụ lúa nước thứ 2 trong năm. Trò chuyện với chúng tôi, anh Đinh Hóa phấn khởi chia sẻ: “Trước đây, người dân trong xã chỉ trồng lúa 1 vụ. Nguyên do là không đủ nước tưới vào mùa khô. Năm 2021, nhờ nguồn nước từ công trình thủy lợi Plei Keo và sự hướng dẫn của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, chúng tôi gieo trồng thêm 1 vụ lúa. Hiện tại, dân làng không còn cảnh thiếu đói giáp hạt. Riêng nhà mình còn có tiền mua sắm thêm đồ đạc phục vụ sinh hoạt hàng ngày”.
Tương tự, tại cánh đồng làng A Mo (xã Bờ Ngoong), hàng chục nông dân cũng đang hăng say làm việc. Tiếng máy cày đất hòa lẫn với tiếng trò chuyện tạo nên không khí lao động đầy hứng khởi. Vụ năm nay, người dân làng A Mo tiếp tục trồng bắp sinh khối thay trồng lúa với diện tích 16,6 ha. Anh Puih Dêm hồ hởi: “Năm ngoái, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tổ chức tập huấn trồng bắp sinh khối thay thế cho cây lúa, chúng tôi mạnh dạn làm theo. Với 1,3 sào bắp sinh khối, gia đình tôi tích lũy được 5,3 triệu đồng. Thấy lợi nhuận hơn trồng lúa nhiều lần và không để đất bị bỏ hoang, vụ mùa năm nay, tôi tiếp tục trồng bắp. Mấy hộ khác cũng vậy”. 
Chủ tịch UBND xã Bờ Ngoong Lê Duy Khương thông tin: “Cứ đến mùa khô là cánh đồng A Mo bị hạn. Để giúp người dân có thêm thu nhập, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện mở lớp tập huấn trồng bắp sinh khối cho các hộ làng A Mo. Nhận thấy hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa, vụ mùa năm nay, dân làng A Mo đã tăng diện tích bắp lên 16,6 ha. Chúng tôi rất phấn khởi khi người dân biết tiếp thu những gì được cơ quan chức năng hướng dẫn để áp dụng vào sản xuất nhằm nâng cao thu nhập”.
Nhờ nguồn nước từ công trình thủy lợi Plei Keo, người dân làng Keo (xã Ayun) không còn lo cảnh thiếu đói giáp hạt sau khi trồng lúa 2 vụ/năm. Ảnh: Thiên Di
Nhờ nguồn nước từ công trình thủy lợi Plei Keo, người dân làng Keo (xã Ayun) không còn lo cảnh thiếu đói giáp hạt sau khi trồng lúa 2 vụ/năm. Ảnh: Thiên Di
Từ năm 2019 đến nay, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Sê phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức 15 lớp tập huấn, hội thảo đầu bờ để phổ biến các chính sách nông nghiệp, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Cùng với đó, Trung tâm cử cán bộ xuống đồng chỉ dẫn 2.500 lượt nông dân phòng trừ sâu bệnh, chăm sóc cây trồng. Trung tâm cũng triển khai tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông, trang thông tin điện tử của huyện về các mô hình sản xuất hiệu quả, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi mới để người dân nắm rõ.
Bà Lê Thị Loan-Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Sê-cho hay: “Thông qua các lớp tập huấn, chúng tôi giúp người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số tiếp thu những chính sách nông nghiệp, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, biết cách phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Nhờ đó, nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi với phương thức mới được hình thành, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương”.
Để tiếp tục phát huy vai trò của khuyến nông trong phát triển nông nghiệp địa phương, thời gian tới, Trung tâm chú trọng tuyên truyền mô hình có hiệu quả cao, đảm bảo an toàn thực phẩm. Trong năm 2022, Trung tâm sẽ tổ chức 10 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, cách phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Đồng thời, xây dựng các mô hình trình diễn, khảo nghiệm về lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi phù hợp với điều kiện thực tế, có hiệu quả cao để người dân tham quan, học hỏi và áp dụng vào sản xuất.
THIÊN DI

Có thể bạn quan tâm

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

(GLO)- Chiều 29-10, tại xã Ia Tô, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sản xuất giống lúa HG12 trên địa bàn huyện trong vụ mùa năm 2024. 

Gạo Đài Thơm 8 Ia Lâu vươn ra thị trường

Gạo Đài Thơm 8 Ia Lâu vươn ra thị trường

(GLO)- Với quyết tâm đưa gạo Đài Thơm 8 đến với người tiêu dùng, chị Hà Thị Thuẩn-Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Lâu (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã tích cực tuyên truyền, quảng bá và giới thiệu sản phẩm bằng nhiều hình thức.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Trên nền tảng dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng đã và đang mở rộng những miền quê tập trung tạo ra những mặt hàng có giá trị khác biệt, trong đó nổi trội với sản phẩm du lịch cộng đồng gắn xây dựng NTM, phát triển làng nghề ở địa phương.

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Chư Prông siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp

Chư Prông siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp

(GLO)- Cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức chấp hành các quy định pháp luật trong kinh doanh vật tư nông nghiệp, những năm qua, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã siết chặt quản lý kết hợp với tăng cường thanh-kiểm tra nhằm phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm.

Hiện nay toàn tỉnh có khoảng 6.387,3 ha sầu riêng. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai phát triển được 33.250 ha cây ăn quả các loại

(GLO)- Thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai về phát triển sản xuất rau, hoa và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2040, đến nay, toàn tỉnh có khoảng 33.250 ha cây ăn quả các loại (tăng 17.314 ha so với năm 2019).