Ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Gia Lai tổ chức phiên họp thứ hai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 28-12, tại Trụ sở Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Gia Lai tổ chức phiên họp thứ hai để giải quyết công việc thuộc thẩm quyền.

Đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp có các thành viên Ban Chỉ đạo, đại diện Ban Nội chính Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy.

Quang cảnh phiên họp thứ hai. Ảnh: Anh Huy
Quang cảnh phiên họp thứ hai. Ảnh: Anh Huy

Tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên đã quán triệt mục đích, yêu cầu phiên họp nhằm báo cáo tình hình thực hiện Kết luận của Trưởng Ban Chỉ đạo tại phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo. Đồng thời thảo luận, góp ý các dự thảo văn bản: Quy định về công tác kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh; Quy định về quy trình tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh, tố cáo về hành vi tham nhũng, tiêu cực đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh; Báo cáo tình hình, kết quả công tác phòng-chống tham nhũng, tiêu cực năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2023.

Trong năm 2022, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã quan tâm lãnh đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng, các cơ quan, đơn vị, địa phương thường xuyên phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Trung ương, nhất là các Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng-chống tham nhũng, tiêu cực tại các phiên họp Ban Chỉ đạo, cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo. Chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng-chống tham nhũng, tiêu cực; tập trung triển khai thường xuyên, đồng bộ, hiệu quả công tác phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực; phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu trong chỉ đạo và triển khai thực hiện.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực, vấn đề phức tạp, dư luận xã hội quan tâm; thực hiện có hiệu quả cơ chế phối hợp phát hiện, xử lý tham nhũng giữa các cơ quan chức năng. Đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án kinh tế, tham nhũng, tiêu cực, nhất là các vụ án dư luận xã hội quan tâm và kiên quyết xử lý nghiêm các cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức có hành vi tham nhũng, tiêu cực. Trong năm, tổng số tài sản bị thiệt hại, chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng trên 17,5 tỷ đồng, đã thu hồi hơn 6,4 tỷ đồng.

Về hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh, sau khi được thành lập, Ban Chỉ đạo đã tổ chức 2 phiên họp, 3 cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện và triển khai các nhiệm vụ, hoạt động. Cùng với đó quyết định đưa các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực phức tạp, dư luận xã hội quan tâm vào diện theo dõi, chỉ đạo và giao cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo theo dõi, đôn đốc; tiếp nhận, xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo gửi đến Ban Chỉ đạo theo quy định...

Để tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng-chống tham nhũng, tại phiên họp đã thống nhất phương hướng, nhiệm vụ năm 2023: Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng-chống tham nhũng, tiêu cực gắn với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác tiếp dân, tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác, giải quyết đơn, thư tố cáo cán bộ, đảng viên có liên quan đến tham nhũng, tiêu cực. Các cấp ủy, cơ quan kiểm tra, thanh tra, cơ quan có chức năng phòng-chống tham nhũng chủ động rà soát, xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch kiểm tra, thanh tra năm 2023, tập trung vào những lĩnh vực, dự án dễ phát sinh tiêu cực, những đơn vị, địa phương có dư luận về tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Phát huy hơn nữa vai trò của MTTQ, các tổ chức thành viên, báo chí và nhân dân trong đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực...

                                                                                                          ANH HUY

Có thể bạn quan tâm

Phó Bí thư Tỉnh ủy Châu Ngọc Tuấn: Cần chuẩn bị tốt công tác nhân sự cho Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Bàu Cạn

Phó Bí thư Tỉnh ủy Châu Ngọc Tuấn: Cần chuẩn bị tốt công tác nhân sự cho Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Bàu Cạn

(GLO)- Sáng 10-7, đồng chí Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai cùng đoàn công tác của tỉnh đã đến thăm, kiểm tra và làm việc với hệ thống chính trị xã Bàu Cạn để nắm tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị sau sáp nhập đơn vị hành chính.

Thắt chặt mối giao lưu nhân dân Việt - Pháp

Thắt chặt mối giao lưu nhân dân Việt - Pháp

(GLO)- Chiều ngày 9-7, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh và Hội Hữu nghị Việt - Pháp phối hợp tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 236 năm Quốc khánh Cộng hòa Pháp (14-7-1789 - 14-7-2025), với sự tham dự của đông đảo đại biểu, nhà khoa học và bạn bè Pháp đang làm việc, nghiên cứu tại Quy Nhơn.

Chủ tịch xã sau sáp nhập có quyền gì?

Chủ tịch xã sau sáp nhập có quyền gì?

Từ 1.7, Chủ tịch UBND cấp xã đảm nhận những nhiệm vụ và quyền hạn như lãnh đạo và điều hành công việc của UBND; chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ thi hành hiến pháp, pháp luật...

Tiếp sức những mầm xanh trên miền biên giới

Tiếp sức những mầm xanh trên miền biên giới

(GLO)- Những năm qua, Dự án “Cán bộ, chiến sĩ nâng bước em tới trường” được triển khai trên địa bàn tỉnh Gia Lai (cũ) đã hỗ trợ cho hàng trăm học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt khu vực biên giới được vững bước tới trường, hướng đến một tương lai tươi sáng.

null