Bài 2: Linh thiêng giữa trùng trùng sóng biển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sừng sững giữa trùng khơi, các công trình nhà gian cắm sâu vào lòng biển, vững chãi, hiên ngang giữa đất trời, nhà giàn DK1 là niềm kiêu hãnh của trí tuệ, sự sáng tạo và sức lao động phi thường của người Việt Nam. Nằm ở thềm lục địa phía Nam, gần đất liền hơn so với Trường Sa nhưng đời sống và công việc của cán bộ, chiến sĩ trên nhà giàn DK1 phải luôn đối mặt với muôn vàn nguy hiểm với điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, dẫu vậy, mỗi giờ, mỗi ngày những tin tức luôn được báo về đất liền.

Tập thể tàu HQ 953 tổ chức lễ tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh trên thềm lục địa phía Nam. Ảnh: Nguyễn GIác
Tập thể tàu HQ 953 tổ chức lễ tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh trên thềm lục địa phía Nam. Ảnh: Nguyễn Giác

Như đã thành thông lệ, tất cả các chuyến tàu ra thăm quần đảo Trường Sa, cụm các công trình nhà giàn DK1 đều thả neo, tổ chức trang nghiêm lễ tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh trên thềm lục địa phía Nam Tổ quốc. Sáng 4-1, trước khi đoàn công tác chuyển tặng quà của đất liền và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ tại nhà giàn DK1-15 (một trong 2 công trình thuộc nhà giàn Phúc Nguyên).

Trưởng đoàn công tác cùng toàn bộ cán bộ, thủy thủ trên tàu HQ 953 tổ chức long trọng Lễ tưởng niệm. Cán bộ, chiến sĩ trên tàu HQ 953 đã chuẩn bị đầy đủ hương, hoa, các loại trái cây của quê hương và có cả xôi gà, rượu nếp, rau xanh, nước ngọt… thứ mà các anh rất thích được đặt trên bàn lễ ngay giữa sân sau của tàu.
 

Thượng tá Mai Biên Thùy trưởng đoàn tàu HQ 953 thắp hương viếng các liệt sĩ. Ảnh: Nguyễn Giác
Thượng tá Mai Biên Thùy trưởng đoàn tàu HQ 953 thắp hương viếng các liệt sĩ. Ảnh: Nguyễn Giác

Thượng tá Đinh Văn Dũng-Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Tư lệnh Vùng 2 Hải quân, Phó Trưởng đoàn chậm rãi đọc bài diễn văn trong lễ tưởng niệm. Giọng đọc bùi ngùi của ông khiến cho nhiều thành viên trong đoàn không cầm được xúc cảm khi nhắc đến những tấm gương hy sinh anh dũng của các liệt sĩ khi đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Đó là hành động cao đẹp của liệt sĩ-Trung úy Trần Hữu Quảng-Chính trị viên nhà giàn DK1-3 Phúc Tần, đã cùng đồng đội chống chọi trong giông bão khi nhà giàn bị đổ; anh đã nhường chiếc áo phao cứu sinh cá nhân cùng miếng lương khô cuối cùng cho người chiến sĩ yếu nhất và chính anh đã anh dũng hy sinh vào ngày 5-12-1990.

Hay hành động cao đẹp của liệt sĩ-Chuẩn úy Lê Đức Hồng đã cố gắng đến cùng để giữ vững liên lạc với đất liền khi cơn bão ập đến làm nhà giàn sụp đổ. Anh chỉ kịp gửi lời chào “vĩnh biệt đất liền” qua máy liên lạc rồi thanh thản ra đi. Và hình ảnh cao đẹp dũng cảm của các liệt sĩ-Thượng úy Phạm Tảo-Thuyền trưởng tàu HQ 606; Đại úy Nguyễn Văn Tư-Thuyền trưởng tàu HQ 188; Trung úy Lê Đức Cường; Thượng úy Ngô Sỹ Nga- máy trưởng và các chiến sĩ Hoàng Văn Cúc, Nguyễn Đức Hanh đã kiên cường, đương đầu với hiểm nguy sóng gió để cứu vớt đồng đội đến kiệt hết sức lực và các anh đã vĩnh viễn nằm lại giữa biển khơi nơi các anh từng chiến đấu bảo vệ vùng trời, vùng biển, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.
 

Gửi hoa và quà đến các liệt sĩ. Ảnh: Nguyễn Giác
Gửi hoa và quà đến các liệt sĩ. Ảnh: Nguyễn Giác

Và rất nhiều tấm gương chiến đấu, anh dũng hy sinh bảo vệ nhà giàn 2A-DK1-6 ở bãi cạn Phúc Nguyên. Các anh nằm lại vĩnh viễn ở vùng biển thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc.

Theo số liệu của Tiểu đoàn DK1, từ khi nhà giàn đầu tiên được xây dựng vào ngày 5-7-1989 đến nay, đã có 9 cán bộ, chiến sĩ của Vùng 2 Hải quân anh dũng hy sinh, trong đó có 7 cán bộ, chiến sĩ của Tiểu đoàn DK1 khi bảo vệ chủ quyền vùng biển thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc.

 

Nhà báo tác nghiệp trên đoàn tàu HQ 953. Ảnh: Nguyễn Giác
Nhà báo tác nghiệp trên đoàn tàu HQ 953. Ảnh: Nguyễn Giác

Thượng tá Nguyễn Thế Dĩnh-Chính trị viên Tiểu đoàn DK1, Vùng 2 Hải quân cho biết: Sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ trên vùng biển thềm lục địa phía Nam Tổ quốc đã trở thành biểu tượng cao đẹp, làm sáng ngời phẩm chất anh hùng của người chiến sĩ Hải quân và trở thành giá trị tinh thần vô giá, động viên thế hệ hôm nay tiếp tục giữ vững, phát huy trong điều kiện mới.

…Lễ tưởng niệm kết thúc với nghi thức thả tràng hoa, cùng lễ vật xuống biển cầu cho linh hồn các anh vẫn luôn sống trong lòng mỗi người và họ mỗi ngày vẫn cùng các chiến sĩ hải quân ngày đêm canh giữ vùng biển, thềm lục địa Tổ quốc.

 

Trao quà từ đất liền đến nhà giàn DK1. Ảnh: Nguyễn Giác
Trao quà từ đất liền đến nhà giàn DK1. Ảnh: Nguyễn Giác

Xúc động trong lễ tưởng niệm, nhà thơ Trần Đỗ Liêm, thành viên trong đoàn công tác sáng tác mấy câu thơ như bày tỏ đến với các liệt sĩ:
 

“Xin được dâng hương hoa trái chín
Vật phẩm quê hương cha mẹ nuôi trồng
Tới linh hồn anh linh liệt sĩ
Không tiếc thân mình trấn giữ biển Đông”.

Nguyễn Giác

* Bài 3:  Nhà giàn DK1-chỗ dựa vững chắc của ngư dân

Từ khi được xây dựng đến nay, cán bộ, chiến sĩ nhà giàn KD1 trên thềm lục địa phía Nam đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho bà con ngư dân khi đánh bắt ở ngư trường này. Dù thiếu thốn nhiều thứ trong cuộc sống giữa nhà giàn nhưng cán bộ, chiến sĩ nhà giàn vẫn sẵn sàng dành cho ngư dân lương thực, thực phẩm và nhiên liệu khi cần…

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.