Bắc Ninh: Giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ bán dẫn được hỗ trợ 1 tỷ đồng mua nhà

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Tỉnh Bắc Ninh có nghị quyết hỗ trợ 1 tỷ đồng mua nhà nếu các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ ở ngoài tỉnh về tỉnh này giảng dạy và cam kết làm việc ít nhất 10 năm.

Cụ thể, HĐND tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành Nghị quyết số 05/2024/NQ-HĐND của quy định hỗ trợ nhà giáo, học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và ngành công nghiệp bán dẫn phục vụ nền công nghiệp số trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2024-2030.

GS, TS bán dẫn về Bắc Ninh dạy học được hỗ trợ 1 tỷ đồng mua nhà

GS, TS bán dẫn về Bắc Ninh dạy học được hỗ trợ 1 tỷ đồng mua nhà

Theo đó, tỉnh Bắc Ninh có chính sách hỗ trợ giáo sư nam 200 triệu đồng, nữ 220 triệu đồng, phó giáo sư nam 140 triệu đồng, nữ 160 triệu đồng, Tiến sĩ nam 100 triệu đồng, nữ là 120 triệu đồng, Thạc sĩ (ngành công nghiệp bán dẫn) nam 80 triệu đồng, nữ 100 triệu đồng để về giảng dạy chương trình đào tạo chất lượng cao ngành công nghiệp bán dẫn tại các cơ sở đào tạo công lập thuộc tỉnh này. Các đối tượng được hỗ trợ phải cam kết phải phục vụ tại tỉnh ít nhất 10 năm.

Ngoài ra, tỉnh Bắc Ninh còn hỗ trợ nhà ở trị giá 1 tỷ đồng nếu giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ ở ngoài tỉnh được tuyển dụng, tiếp nhận giảng dạy chương trình và cam kết làm việc ít nhất 10 năm.

Hỗ trợ 100% học phí và chi phí tài liệu nếu các nhà giáo tham gia đào tạo ngắn hạn để chuyển đổi, bồi dưỡng nâng cao thuộc chuyên ngành công nghiệp bán dẫn tại các trường đại học, học viện trong và ngoài nước.

Sinh viên theo học ngành Điện tử công nghiệp tại trường Cao đẳng Công nghiệp Bắc Ninh

Sinh viên theo học ngành Điện tử công nghiệp tại trường Cao đẳng Công nghiệp Bắc Ninh

Học sinh, người lao động đã tốt nghiệp THPT tham gia học trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp theo chương trình đào tạo chất lượng cao và nghề liên quan đến công nghiệp bán dẫn tại Bắc Ninh được hỗ trợ 1,64 triệu đồng/tháng đến 2,94 triệu đồng/tháng/người tùy bậc học và năm học.

Tỉnh còn hỗ trợ học phí đào tạo ngắn hạn để chuyển đổi tối đa 1,5 triệu đồng/người/tháng. Doanh nghiệp ở Bắc Ninh đào tạo lại, đào tạo nâng cao liên quan đến công nghiệp bán dẫn được hỗ trợ tối đa 1,5 triệu đồng/người/tháng.

Nghị quyết số 05/2024/NQ-HĐND có hết hiệu lực đến ngày 31-12-2030. Kinh phí từ ngân sách địa phương, thời gian hỗ trợ định kỳ vào tháng 5 và tháng 11 hàng năm. Mục tiêu phấn đấu đưa Bắc Ninh trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao, đặc biệt lĩnh vực bán dẫn.

Có thể bạn quan tâm

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

(GLO)- Cuối tháng 10 vừa qua, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức lễ tổng kết và trao giải Đại sứ văn hóa đọc năm 2024. em Bùi Phạm Thùy Linh-Học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Kim Đồng (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) đã đạt giải nhì toàn quốc và giải “Truyện ngắn khuyến đọc hay nhất”.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.

Phiên tòa giả định tuyên truyền phòng-chống sử dụng ma túy cho học sinh Trường THCS Trưng Vương

Phiên tòa giả định tuyên truyền phòng-chống sử dụng ma túy cho học sinh Trường THCS Trưng Vương

(GLO)- Ngày 9-11, tại Trường THCS Trưng Vương (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), Liên Chi đoàn Tòa án nhân dân-Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Pleiku phối hợp cùng Đoàn Cơ sở Công an TP. Pleiku và Liên đội Trường THCS Trưng Vương tổ chức phiên tòa giả định với chủ đề “Ma túy-nỗi đau của mọi người”.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.