Ayun Pa: Đồng bào dân tộc thiểu số chung tay thắp sáng đường làng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chung tay thắp sáng đường làng, ngõ xóm đã trở thành phong trào lan tỏa tại các buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai). Không những phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của người dân, phong trào còn thắt chặt tình đoàn kết giữa các buôn làng.
Xã Chư Băh được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019. Tại đây, chương trình bê tông hóa đường giao thông, nước sinh hoạt, quy hoạch khu dân cư được triển khai đồng bộ, chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng nâng lên. Cùng với đó, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” có sức lan tỏa và mang lại hiệu quả thiết thực.
Mới đây, địa phương này đã huy động nguồn lực trong dân hoàn thiện đường điện thắp sáng các buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số như: Chư Băh A, Chư Băh B, Hiao và buôn Bir. Từ ngày có điện thắp sáng đường làng, việc đi lại của người dân vào ban đêm được thuận lợi và an toàn hơn.
Trực tiếp tham gia lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng, anh Nay Đă-Bí thư Chi bộ buôn Chư Băh A-phấn khởi cho hay: Trước đây, bà con phải dò dẫm đi lại trong đêm tối, rất nguy hiểm. 4 tháng qua, khi hệ thống đèn điện thắp sáng ở các tuyến đường làng đi vào hoạt động, người dân rất phấn khởi. Các ngã ba, ngã tư điện đường sáng trưng, đem lại cảm giác bình yên và tự tin cho bà con nơi đây mỗi khi đêm xuống. Hệ thống này đã giúp an ninh, trật tự trong buôn được đảm bảo.
Anh Nay Đă (bìa phải, Bí thư Chi bộ buôn Chư Băh A, xã Chư Băh, thị xã Ayun Pa) giới thiệu hệ thống đèn chiếu sáng do chính mình lắp đặt. Ảnh: Vũ Chi
Anh Nay Đă (bìa phải, Bí thư Chi bộ buôn Chư Băh A, xã Chư Băh, thị xã Ayun Pa) giới thiệu hệ thống đèn chiếu sáng do chính mình lắp đặt. Ảnh: Vũ Chi
Không giấu niềm vui mừng, chị Ksor H’Doi (buôn Hiao) chia sẻ: “Nhà mình nằm ngay ngã tư, nơi lắp bóng đèn chiếu sáng. Bây giờ, nhà cửa sáng hẳn lên, không còn tối tăm như trước nữa. Bọn trẻ trước đây tối đến chỉ biết ở nhà, nay ra ngõ vui đùa thoải mái. Buôn làng trở nên đông vui nhộn nhịp hẳn lên. Chị em phụ nữ buổi tối yên tâm đi sinh hoạt tại nhà văn hóa vì đường làng đều được thắp sáng, đi lại dễ dàng, không còn phải dùng đèn pin như trước nữa”.
Đặc thù vùng nông thôn là ban ngày người dân đi làm rẫy nên sinh hoạt của các hội-đoàn thể, câu lạc bộ, họp thôn… đều diễn ra vào buổi tối. “Trước chưa có đèn đường, bà con rất ngại đi lại, nhất là vào mùa mưa. Bây giờ, đường bê tông rộng thoáng, lại có đèn chiếu sáng, đi lại thuận lợi nên bà con tham gia các buổi sinh hoạt đông đủ hơn nhiều.  Chỉ 200.000 đồng/năm mà buôn làng văn minh hẳn lên nên bà con đều tham gia đóng góp đầy đủ”-ông Ksor Khem-Trưởng thôn Hiao nói.
Ông Lê Hữu Thùy-Bí thư Đảng ủy xã Chư Băh-cho biết: Thời gian qua, xã vận động quyên góp được 95 triệu đồng để lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng các ngã tư, ngã ba trong 4 làng đồng bào dân tộc thiểu số. Nguồn điện cung cấp được nối vào nhà hộ gần nhất. Chủ nhà có trách nhiệm mở và tắt đèn theo quy định của làng. Những đoạn bị che khuất hoặc nhiều phương tiện qua lại, chủ nhà có thể linh động mở sớm và tắt muộn hơn để người dân đi lại an toàn.
“Bà con trong làng ai nấy đều phấn khởi, an ninh, trật tự ổn định, thắt chặt tình đoàn kết buôn làng. Đây là minh chứng cụ thể nhất trong việc tăng cường khối đại đoàn kết trên địa bàn xã”-Bí thư Đảng ủy xã Chư Băh khẳng định.
Tương tự, buôn Rưng Ma Nin (xã Ia Rbol) cũng lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng ở những ngã ba, ngã tư đường và những đoạn cuối đường. Trưởng thôn Nay Úy cho biết: “Nhờ hệ thống đèn điện chiếu sáng nên mọi sinh hoạt của bà con rất thuận lợi, ai nấy đều phấn khởi”.
Trao đổi với P.V, ông Bạch Thanh Long-Chủ tịch UBND xã Ia Rbol-cho hay: Khác với Chư Băh, xã Ia Rbol huy động sự đóng góp của cán bộ, đảng viên trên địa bàn xã để lắp hệ thống đèn điện chiếu sáng nông thôn bằng năng lượng mặt trời. Hệ thống này do người dân và cán bộ xã tự nguyện xây dựng kế hoạch triển khai tại 7 thôn, làng của xã.
“Tuy nhiên, các bóng điện cách nhau khá xa nên bà con mong muốn Nhà nước quan tâm hỗ trợ cùng với dân lắp thêm nhiều bóng đèn nữa giúp tất cả đường làng, ngõ xóm đều được thắp sáng, ai cũng được hưởng lợi”-ông Long nói.
Ông Lê Đình Tiến-Trưởng phòng Quản lý đô thị thị xã Ayun Pa: Những năm qua, thị xã đã quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, điều chỉnh quy hoạch và tập trung cải tạo, chỉnh trang đô thị theo hướng văn minh, hiện đại. Việc cán bộ, đảng viên và người dân các xã, phường tự nguyện góp kinh phí xây dựng hệ thống chiếu sáng trên các tuyến đường ở thôn, làng, các ngã ba, ngã tư là việc làm hết sức ý nghĩa, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự địa phương.
MINH TRIỀU-VŨ CHI 

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực di sản văn hóa

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực di sản văn hóa

(GLO)- Ngày 14-4, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung ký ban hành Quyết định số 352/QĐ-UBND về việc công bố danh mục và phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính (TTHC) mới trong lĩnh vực di sản văn hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch.

Xếp hạng di tích quốc gia Địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947. Ảnh: Ngọc Minh

Di tích lịch sử địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947 được xếp hạng di tích quốc gia

(GLO)- Ngày 14-4, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký quyết định số 1010/QĐ-BVHTTDL về việc xếp hạng di tích quốc gia đối với di tích lịch sử Địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947 (xã Kông Bla, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai).

Người dân xã Lơ Pang chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc cây trồng. Ảnh: T.N

Lơ Pang khởi sắc

(GLO)- Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng nỗ lực vươn lên của người dân, diện mạo xã Lơ Pang (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Hiện tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 17,29%, đời sống vật chất và tinh thần của bà con được cải thiện rõ rệt.

Giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát chuyên đề

Giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát chuyên đề

(GLO)- Ngày 9-4, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Ayun H’Bút-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai và ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì giám sát việc thực hiện các ý kiến, kiến nghị sau các đợt giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh từ đầu nhiệm kỳ đến nay.

Diện mạo thôn Đức Hưng ngày càng khởi sắc. Ảnh: V.N

Đổi thay miền biên viễn

(GLO)- Gần 30 năm vỡ đất trồng cao su, thôn Đức Hưng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) đã khoác lên mình màu áo mới. Vùng đất khô khốc, bạc màu năm nào, qua bàn tay lam lũ của đoàn người đi làm kinh tế đã được phủ một màu xanh trù phú.

Gia đình ông Bùi Văn Nghị đã có cuộc sống ấm no nơi vùng đất mới. Ảnh: Q.T

Đất lành Ia Lâu

(GLO)- Cách đây hơn 30 năm, nhiều hộ dân từ các tỉnh phía Bắc vào lập nghiệp tại vùng đất Ia Lâu (huyện Chư Prông) theo diện kinh tế mới. Với sự cần cù, chịu thương, chịu khó cùng đất đai rộng lớn và màu mỡ, cuộc sống người dân trên quê hương thứ 2 ngày càng ổn định, sung túc.

Pleiku-Xưa và nay

Pleiku-Xưa và nay

(GLO)- Bằng tình yêu, niềm đam mê và sự kiên trì, nhà sưu tầm Nguyễn Quang Hiền-nguyên Phó Giám đốc Công ty Điện lực Gia Lai đã lưu giữ lại những hình ảnh của phố núi Pleiku xưa. Những tư liệu được ông lưu giữ giờ đây trở thành một miền ký ức khiến không ít trái tim thổn thức, bồi hồi...

Thành phố Pleiku không còn nhà tạm, nhà dột nát

Pleiku không còn nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Sau gần 2 tháng triển khai quyết liệt, TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) cơ bản hoàn thành chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn. 67/69 nhà đã hoàn thành, bàn giao, đưa vào sử dụng; 2 ngôi nhà còn lại đang hoàn tất các công đoạn cuối cùng để kịp bàn giao trước ngày 15-4.