Ăn quá nhiều thịt, bạn sẽ bị xấu đi đấy!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một chế độ ăn quá nhiều đạm làm cho cơ bắp và trí não kém linh hoạt hơn do nguồn năng lượng trực tiếp các cơ quan này sử dụng là từ đường bột chứ không phải từ đạm.

Mỗi người có nhu cầu ăn uống khác nhau, nhưng nếu bạn nhận ra những tác hại này, có lẽ đã đến lúc cắt giảm các loại thịt, theo Reader’s Digest.

Da và tóc không đẹp

Nếu ăn quá nhiều thịt, rất có thể bạn sẽ bỏ qua các nhóm thực phẩm khác dẫn đến thiếu chất. Vitamin C đóng vai trò trong việc hình thành collagen, một loại protein mang lại cấu trúc cho da, tóc, móng, xương. Nếu thiếu hụt vitamin C, da có thể thô ráp và không mịn màng và điều kỳ lạ là mọc nhiều lông hơn!

Nhiều người đã phát cuồng về việc làn da của họ trông đẹp hơn thế nào sau khi thay thế thức ăn động vật bằng thực vật, theo Reader’s Digest.

 



Dễ bị bệnh

Không ăn nhiều trái cây và rau quả sẽ dẫn đến thiếu hụt vitamin C.

Thiếu vitamin C gây giảm sức đề kháng. Khi nào cảm thấy không thể chống chọi nổi cơn cảm lạnh, đó là lúc cần giảm tiêu thụ thịt và tăng cường thức ăn thực vật.

Có thể bị táo bón

Thịt không có chất xơ như trái cây, rau và ngũ cốc. Táo bón và co thắt nhu động ruột là hậu quả của việc thiếu chất xơ.

Trái tim có thể gặp nguy hiểm

Một lợi ích khác của chất xơ là nó giúp cơ thể giảm hấp thụ cholesterol, bảo vệ trái tim.

Nếu ăn nhiều thịt đỏ, thịt chế biến mà thiếu ngũ cốc nguyên hạt và các nguồn chất xơ khác thì tác hại còn lớn hơn.

Những loại thịt này có nhiều chất béo bão hòa, làm tăng cholesterol xấu và do đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Các loại thịt chế biến như xúc xích và thịt xông khói cũng ảnh hưởng không tốt đến tim, theo Reader’s Digest.

Dễ bị viêm nhiễm

Các chất béo bão hòa trong thịt có thể làm tăng sự viêm nhiễm trong cơ thể. Thêm vào đó, thịt thiếu nghiêm trọng chất chống ô xy hóa, giúp cơ thể kháng viêm.

Nhiều nguy cơ bị sỏi thận

Đạm quá mức có thể gây tổn hại cho thận. Đạm từ động vật phân hủy thành a xít uric với hàm lượng cao. Quá nhiều a xít uric làm tăng nguy cơ sỏi thận.
Nếu có tiền sử gia đình bị bệnh về thận, cần cảnh giác với những dấu hiệu thầm lặng khác gây ra do ăn quá nhiều đạm.

Có thể tăng cân

Mặc dù cơ thể dùng đạm để tái tạo cơ bắp, nhưng nếu ăn quá nhiều có thể có tác dụng phụ không mong muốn. Nếu ăn nhiều đạm hơn nhu cầu cơ thể cần, cơ thể sẽ không lưu trữ nó dưới dạng protein mà dưới dạng chất béo.

Tăng nguy cơ ung thư

Các nghiên cứu cho thấy rằng ăn nhiều hơn 500 gram thịt đỏ mỗi tuần có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng, theo Reader’s Digest.

Thường xuyên ăn thịt chế biến có nhiều chất béo bão hòa, có thể gây ung thư dạ dày và đại trực tràng, theo Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ.

Nên thay một ít thịt bò, thịt lợn và thịt chế biến bằng thịt gia cầm hoặc đạm thực vật như các loại đậu.


Cơ thể dễ bị mất nước

Do sự gia tăng a xít uric trong chế độ ăn nhiều thịt, cơ thể sẽ cảm thấy khát nước nhiều hơn.

Thận cần nhiều nước hơn để pha loãng những chất thải độc hại đó nên phải rút nước ra khỏi cơ thể, khiến cơ thể bị mất nước.

Góp phần làm biến đổi khí hậu

Ngay cả khi không phải lo lắng về nguy cơ sức khỏe, thì còn một lý do khác cần phải cắt giảm thịt, đó là môi trường.

Việc sản xuất 1 kg thịt bò, thải ra lượng khí


cacbonit nhiều gấp 540 lần so với trồng 1 kg rau. Bằng cách cắt bỏ thịt và thay thế bằng trái cây và rau quả, đã có thể góp phần giảm lượng khí thải nhà kính.
 

Thiên Lan (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.