An Phú ra mắt Câu lạc bộ “sản xuất rau an toàn” tại thôn 4

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tối 16-9, Hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã An Phú (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) ra mắt Câu lạc bộ “sản xuất rau an toàn” tại thôn 4.

Tại Lễ ra mắt, Ban tổ chức đã thông qua quyết định thành lập Câu lạc bộ “sản xuất rau an toàn” thôn 4 gồm 15 thành viên; Ban chủ nhiệm có 3 thành viên do bà Đào Thị Huệ làm chủ nhiệm câu lạc bộ. Nhiệm kỳ hoạt động của Ban chủ nhiệm là 5 năm với 2 hình thức như hội nghị thành viên 3 tháng 1 lần và hội nghị Ban chủ nhiệm để bàn, thống nhất các chủ đề và những nội dung hoạt động của câu lạc bộ trong quý.

Trao quyết định thành lập câu lạc bộ "sản xuất rau an toàn" thôn 4, xã An Phú. Ảnh: Bá Bính

Trao quyết định thành lập câu lạc bộ "sản xuất rau an toàn" thôn 4, xã An Phú. Ảnh: Bá Bính

Câu lạc bộ sản xuất rau an toàn hoạt động với mục tiêu hỗ trợ phụ nữ trong toàn xã về kỹ thuật, kinh nghiệm, liên kết tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm. Cùng với đó là tuyên truyền phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm, quy định về sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, trên các phương tiện thông tin đại chúng; cổ vũ động viên và hỗ trợ các thành viên là hội viên phụ nữ khởi nghiệp và lập nghiệp; tìm các giải pháp để mang lại hiệu quả tốt nhất trong sản xuất, sản phẩm theo hướng công nghệ cao, công nghệ sạch và hợp tác sản xuất hàng hóa quy mô lớn đáp ứng nhu cầu của thị trường và thị hiếu người tiêu dùng; hướng đến xây dựng thương hiệu rau An Phú.

Được biết thôn 4 hiện có tổng diện tích gieo trồng cả năm là 93 ha, trong đó cây rau màu các loại 45 ha (quay vụ) với hơn 200 hội viên phụ nữ tham gia sản xuất và cung cấp 1 lượng lớn sản phẩm rau màu các loại ra thị trường trong tỉnh và một số tỉnh như Bình Định, Phú Yên, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.

Có thể bạn quan tâm

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

(GLO)- Trong bối cảnh chuyển đổi số lan tỏa mạnh mẽ đến từng ngõ ngách đời sống, các HTX tại Gia Lai đang cho thấy sự năng động, nhạy bén khi mạnh dạn “lên sàn”, “lên sóng” để giới thiệu và bán sản phẩm qua các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, TikTok Shop, livestream Facebook.

Chị Rcom H’Sra ( bìa trái, buôn Rưng Ma Nin) làm thủ tục vay vốn tại điểm giao dịch xã Ia Rbol. Ảnh: Vũ Chi

Hiệu quả của điểm giao dịch xã trong hoạt động tín dụng chính sách ở Ayun Pa

(GLO)- Với phương châm “Phục vụ tại nhà, thu nợ, giải ngân tại xã”, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng mạng lưới điểm giao dịch tại tất cả các xã, phường, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi nhanh chóng, thuận tiện.

null