Ăn côn trùng có thể giúp chống ung thư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ăn kiến, châu chấu và tằm có thể giúp chống lại ung thư. Những thử nghiệm cho thấy các loại côn trùng này rất giàu chất chống ô xy hóa. Thậm chí, một số loài còn cao gấp 5 lần nước cam.
 
Một số loại côn trùng rất giàu chất chống ô xy hóa có lợi cho sức khỏe. Ảnh: Shutterstock
Các nhà khoa học tại Đại học Rome (Ý) đã sử dụng nhiều loài côn trùng khác nhau trong thí nghiệm như kiến, châu chấu, dế, tằm, ve sầu, sâu bướm và nhện, theo Daily Mail.
Họ bỏ cánh, vòi hút của côn trùng và chỉ giữ lại những bộ phận có thể hòa tan được. Nhóm nghiên cứu muốn tạo ra thức uống thay vì thức ăn. Lũ côn trùng sau đó được chế biến thành dạng bột.
Các thử nghiệm cho thấy ve sầu, tằm và sâu bướm châu Phi có hàm lượng các chất chống ô xy hóa cao gấp đôi so với dầu ô liu. Trong khi đó, dế, châu chấu và tằm có hàm lượng chất chống ô xy hóa cao gấp 5 lần nước cam.
“Những loại côn trùng có thể ăn được là nguồn cung cấp protein, a xít béo không bão hòa đa, khoáng chất, vitamin và chất xơ tuyệt vời”, giáo sư Mauro Serafini, một trong những tác giả nghiên cứu, tiết lộ.
Trong tương lai, con người có thể điều chỉnh chế độ ăn hiện tại theo hướng tiêu thụ nhiều côn trùng hơn để tăng cường các chất chống ô xy hóa cho cơ thể. Ngoài ra, nuôi côn trùng cũng ít thải khí carbon ra môi trường hơn các loài gia súc, giáo sư Serafini nói thêm.
Giải thích lý do vì sao ăn côn trùng có thể giúp chống ung thư, các nhà khoa học cho biết mọi chuyện bắt đầu từ các gốc tự do.
Các gốc tự do xuất hiện một cách tự nhiên trong cơ thể người. Tuy nhiên, nếu chúng xuất hiện quá nhiều có thể làm hỏng ADN, protein, các bộ phận của tế bào và gây bệnh. Bệnh điển hình nhất là ung thư. Tổn thương ADN có thể gây ung thư bằng cách khiến tế bào phát triển không kiểm soát và hình thành khối u, theo Daily Mail.
Bức xạ và độc tố từ môi trường cũng làm tăng số lượng các gốc tự do trong cơ thể. Nhưng các chất chống ô xy hóa có thể làm giảm các gốc tự do. Chất chống ô xy hóa có nhiều trong trái cây, rau quả và giờ là cả côn trùng.
Về nguyên nhân vì sao côn trùng chứa nhiều chất chống ô xy hóa, giáo sư Serafini tin rằng nồng độ các chất chống ô xy hóa trong cơ thể người ăn chay thường cao hơn nhiều người bình thường.
Với côn trùng, việc ăn thực vật có thể chính là nguyên nhân giúp chúng có nhiều chất chống ô xy hóa. Chẳng hạn, trong thí nghiệm, châu chấu và tằm là 2 loại côn trùng có nhiều chất chống ô xy hóa nhất vì chúng chỉ ăn thuần thực vật. Trong khi đó, kiến và nhện Tarantula có thể ăn cả những động vật khác lại chứa ít chất chống ô xy hóa nhất, theo Daily Mail.
Ngọc Quý (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm

Gia Lai: Hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm

(GLO)- Ngày 18-12, tại TP. Pleiku, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm Gia Lai tổ chức hội nghị hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm, lấy mẫu thực phẩm và bệnh phẩm khi xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm và triển khai kế hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh.

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Ngày 14/12, tại Hội nghị Khoa học Kỹ thuật với chuyên đề “Nâng cao hiệu quả và chất lượng điều trị tai mũi họng” được Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM tổ chức, các bác sĩ đã chính thức công bố về 2 ca mắc bệnh cực hiếm vừa được ghi nhận tại Việt Nam, y văn thế giới mới chỉ có 4 trường hợp được báo cáo.

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.