Ăn chậm để giảm rủi ro béo phì

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nghiên cứu mới cho thấy những người ăn chậm ít có nguy cơ bị béo phì hoặc hội chứng chuyển hóa, một tập hợp các tác nhân rủi ro bệnh tim, tiểu đường và đột quỵ, theo hãng tin PTI.

 



Hội chứng chuyển hóa xảy ra khi một người có bất kỳ cái nào trong những tác nhân rủi ro bao gồm béo bụng, đường huyết lúc đói cao, huyết áp cao, mức triglyceride cao và/hoặc cholesterol “tốt” (HDL) thấp.

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Hiroshima (Nhật Bản) đã đánh giá 642 đàn ông và 441 phụ nữ với tuổi bình quân 51,2 và không bị hội chứng chuyển hóa hồi năm 2008.

Những đối tượng trên được chia thành 3 nhóm tùy thuộc vào cách họ mô tả tốc độ ăn bình thường của mình: chậm, bình thường hoặc nhanh.

Sau 5 năm, các nhà nghiên cứu ghi nhận những người ăn nhanh dễ bị hội chứng chuyển hóa hơn (11,6%) so với những người ăn bình thường (6,5%) và ăn chậm (2,3%).

Tốc độ ăn nhanh hơn có liên quan đến việc tăng thêm cân, đường huyết cao hơn và vòng eo lớn hơn.

“Ăn chậm có thể là một sự thay đổi về lối sống cực kỳ hệ trọng để giúp ngăn ngừa hội chứng chuyển hóa”, chuyên gia Takayuki Yamaji thuộc nhóm nghiên cứu cho biết.

Theo chuyên gia trên, khi người ta ăn nhanh, họ có xu hướng không cảm thấy no và dễ có khả năng ăn quá nhiều. Ăn nhanh gây ra biến động glucose lớn hơn, vốn có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin.

Quyên Quân (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Ca mắc sởi tăng nhanh, bệnh viện quá tải

Gia Lai: Ca mắc sởi tăng nhanh, bệnh viện quá tải

(GLO)- Từ đầu tháng 1-2025 đến nay, ca mắc sởi nhập viện điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Nhi Gia Lai) có chiều hướng tăng nhanh dẫn đến khoa Bệnh nhiệt đới bị quá tải. Đội ngũ y, bác sĩ nỗ lực hết mình để chăm sóc và điều trị cho người bệnh một cách tốt nhất.