9 tháng đầu năm thu tiền dịch vụ môi trường rừng vượt kế hoạch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Theo đó, nguồn thu dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Gia Lai (Quỹ) 9 tháng năm 2022 đạt 118 tỷ đồng, trong đó thu điều phối từ Quỹ Trung ương 94,3 tỷ đồng, vượt 20%, thu nội tỉnh 24,5 tỷ đồng, đạt 77,81% kế hoạch, tổng thu DVMTR vượt 8% kế hoạch năm.

Nguồn điều phối từ Quỹ Trung ương góp phần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành kế hoạch năm 2022 của Quỹ Gia Lai. Ảnh: Mộng Thường
Nguồn điều phối từ Quỹ Trung ương góp phần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành kế hoạch năm 2022 của Quỹ Gia Lai. Ảnh: Mộng Thường

Hiện nay, Quỹ Gia Lai đang tiếp nhận ủy thác chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh cho 183 đơn vị cung ứng DVMTR, tương ứng 472.451,26 ha diện tích rừng cung ứng DVMTR từ 78 nhà máy sử dụng DVMTR nội tỉnh và 16 nhà máy thủy điện liên tỉnh do Quỹ Trung ương thu và điều phối.

Ngay từ đầu năm, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Kế hoạch số 123/KH-UBND ngày 26-1-2022 về việc phê duyệt  thu, chi tiền DVMTR năm 2022. Cụ thể, nhiệm vụ thu tiền DVMTR năm 2022 là 110 tỷ đồng, gồm: thu điều phối từ Quỹ Trung ương là 78,5 tỷ, thu nội tỉnh là 31,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nguồn thu điều phối của Quỹ Trung ương đã đạt 94,3 tỷ đồng, vượt 20% kế hoạch, do đó kéo theo nguồn thu DVMTR của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh vượt kế hoạch đề ra.

Ông Nguyễn Hồng Linh-Phó Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Gia Lai-nhận định: Dự ước kết thúc năm, nguồn thu tiền DVMTR sẽ đạt 149 tỷ đồng, bằng 136% kế hoạch năm 2022. Quỹ sẽ chi đủ, chi kịp thời tiền theo số thực thu cho bên cung ứng DVMTR theo đúng quy định.
 

MỘNG THƯỜNG
 

Có thể bạn quan tâm

Ấm no theo những vườn cao su - Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

Ấm no theo những vườn cao su Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

(GLO)- Cây cao su có mặt trên đất Tây Nguyên từ thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX, cây cao su mới được trồng với diện tích lớn. Dù trải qua nhiều thăng trầm về giá cả nhưng cao su vẫn là cây trồng chủ lực, cây xóa đói giảm nghèo trên cao nguyên.
Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu đang mang về hàng tỷ USD lợi nhuận, nhưng các chuyên gia cảnh báo, tình trạng bán sầu riêng non, chạy theo số lượng - bỏ chất lượng có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho cả ngành hàng rất tiềm năng và lợi thế này.
Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

(GLO)- Từ chỗ chăn thả rông trên núi, đến nay, 100% đàn bò của xã Ia Tô (huyện Ia Grai) đã được nuôi nhốt trong chuồng. Việc nuôi nhốt giúp đàn bò được chăm sóc tốt hơn, người dân lại tận thu được nguồn phân bón và tránh được tình trạng mất trộm.