9 tháng đầu năm, Đức Cơ có 54 cặp tảo hôn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)-  UBND huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) vừa tổ chức họp đánh giá kết quả tình hình thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” trong vùng dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện 9 tháng năm 2022.

Toàn cảnh sơ kết 9 tháng về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Ảnh. Mỹ Duyên
Quang cảnh sơ kết 9 tháng về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. ẢnhMỹ Duyên

Thời gian qua, UBND huyện Đức Cơ đã chỉ đạo các phòng, ban liên quan phối hợp với UBND các xã, thị trấn tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” trong vùng DTTS trên địa bàn huyện. Huyện cũng hỗ trợ kinh phí cho Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện xây dựng mô hình tuyên truyền tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, tổ chức tuyên truyền tại các xã có số cặp tảo hôn cao. Tuy nhiên, theo báo cáo, từ đầu năm 2022 đến nay, huyện Đức Cơ vẫn có 54 trường hợp tảo hôn. Số cặp tảo hôn chiếm hơn 22%/ tổng số cặp kết hôn trên địa bàn huyện. Một số xã có tỷ lệ tảo hôn cao như: xã Ia Krêl (10 cặp), xã Ia Kla (9 cặp), xã Ia Din (6 cặp)... Nguyên nhân là do phong tục tập quán và quan niệm lạc hậu trong hôn nhân; thiếu kiên quyết giữa các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các ban, ngành, đoàn thể trong việc ngăn ngừa vấn nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống...

Tại cuộc họp, các đại biểu đã tập trung thảo luận, phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng tảo hôn vẫn còn xảy ra trên địa bàn huyện, đồng thời đề xuất các giải pháp để thực hiện trong thời gian tới. Đó là tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về tác hại và hậu quả của việc tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Tập trung tuyên truyền đối tượng là học sinh dân tộc thiểu số, hộ gia đình có con em trong độ tuổi kết hôn. Bên cạnh đó, tăng cường nhân rộng các mô hình, câu lạc bộ hoạt động hiệu quả nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn huyện, qua đó, nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống…

                                                                                ĐINH YẾN

 

Có thể bạn quan tâm

Lãnh đạo Báo Gia Lai thăm, chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Lãnh đạo Báo Gia Lai thăm, chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

(GLO)- Nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024), sáng 20-11, đồng chí Lương Văn Danh- Phó Tổng Biên tập Báo Gia Lai đã đến thăm, chúc mừng tập thể lãnh đạo, cán bộ, giảng viên, giáo viên, nhân viên Sở Giáo dục và Đào tạo, Trường Chính trị tỉnh.

Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch (thứ 2 từ phải sang) trao tặng phần quà cho buôn Chư Krih, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa. Ảnh: Yến Thụy

Bình xét danh hiệu văn hóa: Công khai, minh bạch

(GLO)- Trên cơ sở Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11 của UBND tỉnh Gia Lai quy định tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”, các địa phương đã triển khai bình xét các danh hiệu nghiêm túc, đảm bảo công khai, minh bạch.

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

(GLO)- Giám đốc Văn phòng khẩn cấp và phục hồi của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) Rein Paulsen trong phiên họp của Hội đồng Bảo an diễn ra ngày 12/11, cho biết “Ủy ban Đánh giá Nạn đói đã phát hiện ra khả năng cao là nạn đói đang xảy ra hoặc sắp xảy ra ở các khu vực phía bắc dải Gaza”.

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

(GLO)- Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11-2024 quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Mắt người già thật là... phức tạp

Mắt người già thật là... phức tạp

(GLO)- Ngày còn trẻ, tôi có tính hay bị “dị ứng” với những người mang kính. Nhưng đúng là “ghét của nào trời trao của nấy”, tuổi chưa đầy 50, tôi đã phải gắn bó với cặp kính. Mới đầu rất khó chịu, không có kính thì không thấy đường đọc, mà mang kính vào thì vướng víu đủ điều.