73 triệu người châu Phi thiếu lương thực trầm trọng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 29/4,Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) và Cơ quan Phát triển Liên chính phủ (IGAD) khu vực Đông Phi công bố báo cáo số người đang phải trải qua tình trạng thiếu lương thực ở khu vực Đông và Trung châu Phi đã tăng lên 73 triệu người vào tháng 4.

phat-chao-tai-vung-nong-thon-kotwa-zimbabwe-nam-2024-anh-reuters-sua.jpg
Phát cháo truyền thống tại vùng nông thôn Kotwa, Zimbabwe năm 2024. Ảnh: Reuters

Hồi tháng 2, số người thiếu đói được thống kê là 69,2 triệu người. Nguyên nhân chủ yếu do xung đột và tình trạng mất an ninh kéo dài. Các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất gồm Sudan, Nam Sudan, Ethiopia, Somalia, CH Trung Phi và CHDC Congo. Ngoài ra, Kenya, Djibouti, Uganda và Tanzania cũng ghi nhận mức độ ảnh hưởng đáng kể.

Tình hình an ninh lương thực nói trên khó có thể cải thiện, do xung đột có thể tiếp tục leo thang tại một số quốc gia trong khu vực. Khủng hoảng càng khiến tình trạng mất an ninh lương thực và suy dinh dưỡng thêm trầm trọng, do "di dời hàng loạt, suy thoái kinh tế, hạn chế tiếp cận nhân đạo, gia tăng bất ổn và nhu cầu viện trợ gia tăng".

Theo Liên hợp quốc, 5 quốc gia gồm Lesotho, Malawi, Namibia, Zambia và Zimbabwe đã tuyên bố tình trạng thảm họa và kêu gọi hỗ trợ nhân đạo quốc tế.

Ngoài ra, Angola và Mozambique cũng bị ảnh hưởng nặng nề, với khoảng 21 triệu trẻ em đang bị suy dinh dưỡng.

"Nếu chúng tôi không nhận được thêm nguồn tài trợ, hàng triệu người sẽ phải trải qua mùa thiếu đói tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua mà không có sự trợ giúp," phát ngôn viên của Chương trình lương thực thế giới (WFP), ông Tomson Phiri, cho biết trong cuộc họp báo tại Geneva mới đây.

Có thể bạn quan tâm

Ngôi trường vùng biên chật vật vì thiếu nước sinh hoạt

Ngôi trường vùng biên chật vật vì thiếu nước sinh hoạt

(GLO)- Vào mùa khô, Trường Mẫu giáo 2/9 (xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại chật vật vì thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Có một hệ thống nước sạch ổn định để đảm bảo điều kiện sinh hoạt, học tập là mong mỏi bấy lâu của cô và trò ở ngôi trường vùng biên này.

Hai chị em đều mắc bệnh hiểm nghèo

Hai chị em đều mắc bệnh hiểm nghèo

(GLO)- Tuổi thơ của 2 chị em Rơ Lan Điệp (SN 2012) và Rơ Lan Na Uy (SN 2014, trú tại làng Yon Tôk, xã Ia Glai, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) gắn liền với bệnh viện, thuốc men và những cơn đau triền miên.

Gia đình: Điểm tựa yêu thương

Gia đình: Điểm tựa yêu thương

(GLO)- Bằng sự bình yên và gắn kết bền chặt, gia đình luôn là điểm tựa yêu thương của mỗi người trong cuộc sống. Với ý nghĩa đó, Ngày Quốc tế Gia đình (15-5) là dịp đề cao, tôn vinh vai trò gia đình trong cộng đồng trước những đổi thay nhanh chóng của nhịp sống hiện đại.

Áp lực nghề điều dưỡng

Áp lực nghề điều dưỡng

(GLO)- Với tinh thần tận tụy, đội ngũ điều dưỡng viên đã góp phần giúp bệnh nhân nhanh phục hồi sức khỏe. Thế nhưng, trước áp lực công việc và vấn nạn bạo hành y-bác sĩ, họ không khỏi lo lắng, tâm tư với nghề mình đã chọn.

Mặt trận các cấp phát huy vai trò giám sát chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát

Mặt trận các cấp phát huy vai trò giám sát chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Để chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Gia Lai triển khai đúng tiến độ, đúng đối tượng và mang lại hiệu quả thiết thực, MTTQ Việt Nam các cấp đã phát huy vai trò giám sát, kịp thời phát hiện, kiến nghị tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế kiểm tra tiến độ thi công đường liên huyện Mang Yang-Ia Pa

Gia Lai tháo gỡ vướng mắc, tăng tốc các dự án trọng điểm

(GLO)- Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trọng điểm là yêu cầu cấp bách đang được lãnh đạo tỉnh Gia Lai chỉ đạo quyết liệt. Với quyết tâm cao, các sở, ngành và địa phương đang nỗ lực đưa các dự án về đích theo kế hoạch.