6 triệu chứng đột quỵ nghiêm trọng không bao giờ được bỏ qua

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nếu để càng lâu thì bộ não sẽ càng chịu nhiều tổn thương. Những tổn thương này có thể không bao giờ phục hồi được.

Theo tiến sĩ Andrew Stemer, giám đốc của chương trình đột quỵ tại Bệnh viện Đại học MedStar Georgetown (Mỹ), khi xuất hiện những triệu chứng sau, người bệnh không được chủ quan mà cần phải được cứu chữa ngay.

 

 

Cảm thấy yếu hoặc tê ở nửa bên cơ thể

Đột ngột cảm thấy yếu và không còn cảm giác ở tay chân của nửa một bên cơ thể là những dấu hiệu đột quỵ phổ biến nhất, đặc biệt là ở cánh tay và chân, Health24 dẫn lời tiến sĩ Stemer.

Vì nửa bán cầu não này sẽ kiếm soát nửa phần cơ thể bên kia. Ví dụ nếu tai biến xuất hiện ở nửa bán cầu não phải thì nửa trái cơ thể sẽ gặp các triệu chứng trên, theo Hiệp hội Đột quỵ Mỹ.

Khó đọc chữ hoặc hiểu người khác đang nói gì

Nửa bán cầu não trái sẽ kiếm soát ngôn ngữ. Vì vậy, nếu bệnh nhân bị đột quỵ ở đó thì sẽ bị chứng mất ngôn ngữ, tức không mất khả năng hiểu và diễn đạt lời nói.

Đây là triệu chứng chứng ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ rất phố biến ở bệnh nhân đột quỵ. Nó sẽ ảnh hưởng đến cả khả năng nghe, nói, đọc và viết, theo Health24.

Nói líu nhíu

Đây là một triệu chứng khác ảnh hưởng đến vấn đề ngôn ngữ, nói chuyện của bệnh nhân đột quỵ. Nguyên nhân là do bệnh nhân không thể kiểm soát được các cơ cần thiết để phát âm rõ ràng.

Các cơ chịu trách nhiệm về phát âm của người bị đột quỵ có thể bị yếu hoặc liệt, khiến người bệnh không thể điều khiến chúng theo ý mình, tiến sĩ Stemer nói thêm.

Xuất hiện cơn đau đầu kinh khủng

Nhức đầu nghiêm trọng có thể xảy ra trong trường hợp bị đột quỵ do xuất huyết não. Tình trạng này cần phải được chăm sóc y tế và cấp cứu ngay lập tức.

Cơn đau ấy có thể mô tả là “cơn đau đầu kinh hoàng chưa từng có trong đời” và cơn đau ập đến một cách rất đột ngột, tiến sĩ Stemer mô tả.

Mất thị lực một bên mắt

Giống như tình trạng bị yếu hoặc liệt tay chân, mất thị lực cũng sẽ xuất hiện ở một bên mắt. Một trường hợp khác là người bệnh nhìn thấy một vật mà có hai hình ảnh. Nguyên nhân là do hai mắt mất khả năng tập trung hình ảnh khi não bị đột quỵ.

Đi đứng không vững

Cơn đột quỵ có gây chóng mặt và ảnh hưởng đến khả năng vận động. Kết hợp với tình trạng tê liệt ở chân, bệnh nhân đột quỵ sẽ gặp khó khăn khi bước đi hoặc đứng thẳng. Nếu triệu chứng này xuất hiện thì phải khẩn cấp đến ngay bệnh viện cấp cứu mà không được trì hoãn, tiến sĩ Stemer nói thêm.

Ngọc Quý/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.