6 tháng đầu năm, Mang Yang chuyển đổi 142 ha cây trồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 13 và 14-7, HĐND huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) khóa V (nhiệm kỳ 2021-2026) tổ chức kỳ họp thứ 5 nhằm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội những tháng cuối năm 2022.

Trong 6 tháng đầu năm, thu ngân sách trên địa bàn huyện đạt hơn 16,8 tỷ đồng, đạt 38% kế hoạch; thu tiền sử dụng đất đạt 2,8 tỷ đồng, đạt 35,6% kế hoạch tỉnh giao, đạt 19,8% kế hoạch HĐND huyện giao. Vụ Đông Xuân 2021-2022, toàn huyện đã chuyển đổi được 45 ha diện tích đất trồng lúa bấp bênh nguồn nước tưới sang trồng cây mì tại xã Đak Jơ Ta; chuyển đổi 97 ha từ các loại cây trồng như: tiêu, chanh dây, cây rau, đậu ngắn ngày… sang trồng khoai lang Nhật; phối hợp UBND xã Đak Djrăng xử lý, khống chế 1 ổ dịch tả lợn Châu Phi. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng đã hướng dẫn các hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể đăng ký 15 sản phẩm và chuẩn bị hồ sơ đánh giá các sản phẩm OCOP năm 2022. Ủy ban nhân dân huyện đã cấp 34 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khắc gắn liền với đất…

 Quang cảnh kỳ họp. Ảnh: Kim Ngọc
Quang cảnh kỳ họp. Ảnh: Kim Ngọc


Tại kỳ họp, các đại biểu đã dành thời gian thảo luận, chất vấn và trả lời chất vấn, đề xuất những giải pháp quan trọng cho kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 6 tháng cuối năm. Trong đó, kiểm tra, hướng dẫn và đôn đốc các xã tập trung thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tháo gỡ khó khăn trong thực hiện nâng cao thêm tiêu chí xã nông thôn mới và làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo kế hoạch năm 2022; tăng cường thực hiện tốt công tác khám-chữa bệnh; kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trên địa bàn, nhất là dịch bệnh truyền nhiễm như: sốt xuất huyết và bệnh đậu mùa khỉ; đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng vắc xin phòng Covid-19 đảm bảo đạt chỉ tiêu kế hoạch tỉnh giao, nhất là trẻ em từ 5 đến 12 tuổi. Cùng với đó, các địa phương thường xuyên nắm bắt thông tin, kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp trên địa bàn; kiểm tra đôn đốc các đơn vị chủ rừng thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn huyện…

Tại kỳ họp, HĐND huyện đã nhất trí biểu quyết thông qua 14 nghị quyết, trong đó có 8 nghị quyết liên quan đến đầu tư công và 6 nghị quyết chung.

 

HÀ PHƯƠNG

 

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

null