6 người nhập viện sau uống rượu sơ ri, nghi ngộ độc rượu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong 6 bệnh nhân nghi ngộ độc rượu thì có 2 trường hợp thở máy, 3 trường hợp được chỉ định chạy thận cấp cứu.

Ngày 31.3, tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, đêm qua, bệnh viện đã tiếp nhận cấp cứu hàng loạt trường hợp nghi ngộ độc rượu (methanol - cồn công nghiệp).

Trước đó, một đoàn người ở tỉnh Tiền Giang đi du lịch ở Ninh Thuận. Trên đường từ Ninh Thuận về lại Tiền Giang thì có khoảng 6 - 7 người uống rượu sơ ri mang theo, hiệu rượu tên K.L.

Từ 20 - 24 giờ ngày 29.3 đến 30.3, có 6 người có cùng biểu hiện ngộ độc rượu như chóng mặt, buồn nôn, đau bụng. Trong đó có 2 người co giật. Tất cả bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện H.Cần Giuộc cấp cứu, sau đó được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy trong đêm 30.3.

6 người nhập viện, có 2 người nguy kịch sau uống rượu
6 người nhập viện, có 2 người nguy kịch sau uống rượu

Cụ thể, bệnh nhân B.V.Đ (51 tuổi) và P.N.Q.K (25 tuổi) nhập vào Bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng mê, bóp bóng nội khí quản, mất phản xạ ánh sáng. Các bệnh nhân được chẩn đoán theo dõi ngộ độc rượu, biến chứng suy hô hấp tuần hoàn, toan chuyển hóa. Cả 2 bệnh nhân được thở máy vận mạch, dịch truyền, điều chỉnh toan kiềm…

Trường hợp thứ ba là bệnh nhân Đ.V.L (51 tuổi) nhập viện trong tình trạng tỉnh, tiếp xúc tốt, than mệt. Bệnh nhân được chẩn đoán theo dõi ngộ độc rượu, toan chuyển hóa. Bệnh nhân được truyền dịch.

Trường hợp thứ tư là bệnh nhân Đ.T.Đ (28 tuổi), thứ năm là T.H.T (41 tuổi) và trường hợp thứ sáu là bệnh nhân P.V.T.B (50 tuổi). Tất cả đều nhập viện trong tình trạng tỉnh, tiếp xúc tốt, buồn nôn. Các bệnh nhân được chẩn đoán theo dõi ngộ độc rượu, toan chuyển hóa. Cả 3 bệnh nhân đều được xử trí cấp cứu, truyền dịch, điều chỉnh toan kiềm và chỉ định chạy thận cấp cứu.

Sau khi hội chẩn liên chuyên khoa, tất cả bệnh nhân nghi ngộ độc rượu được chuyển về khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy để theo dõi và tiếp tục điều trị.

Methanol còn được gọi là cồn gỗ hay methyl alcohol (cồn công nghiệp). Đây là một dung môi hữu cơ được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp với các sản phẩm như dung dịch phun kính ô tô, chất tẩy rửa, nhiên liệu các lò đốt. Đường gây độc có thể qua đường hô hấp, qua da, nhưng thường gặp nhất là qua đường tiêu hóa.

Ngộ độc cồn công nghiệp thường gặp ở nhiều vụ ngộ độc lớn, tỷ lệ tử vong còn cao.

Ở Việt Nam, xu hướng ngộ độc cồn công nghiệp ngày càng gia tăng, đến nay đã ghi nhận 1.000 ca và chủ yếu các tỉnh phía bắc, tỷ lệ tử vong và di chứng thần kinh, thị giác cao. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị ngộ độc cồn công nghiệp có hiệu quả như lọc máu, dùng chất giải độc đặc hiệu nhưng tỷ lệ tử vong còn cao…

Một nghiên cứu trên 28 bệnh nhân ngộ độc rượu (cồn công nghiệp) vào năm 2021, 2022 tại Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM cho thấy, có 64,29% bệnh nhân sống và có đến 35,71% tử vong. Trong số bệnh nhân sống thì có 11,1% bệnh nhân bị mù và 50% giảm thị lực.

Nghiên cứu cũng đưa ra nhận định, với bệnh nhân ngộ độc rượu có điểm glasgow (công cụ đánh giá ý thức của bệnh nhân - PV) thấp hơn 8 (trên thang điểm 15) thì tỷ lệ tử vong lên đến 90%, gấp 31,5% lần so với bệnh nhân có điểm glasgow cao hơn hoặc bằng 8. Các nguy cơ làm gia tăng tử vong trên bệnh nhân ngộ độc methanol gồm: tụt huyết áp, rối loạn tri giác, suy hô hấp và bệnh nhân đặt nội khí quản thở máy.

Theo Duy Tính (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, tỉnh Gia Lai khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi, phấn đấu hoàn thành vào 31-3-2025. Mục tiêu chung của chiến dịch là tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi.

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.