Trong một số trường hợp, chuột rút không phải do vận động sai khớp hay do đang phát triển chiều cao, mà nguyên nhân thực sự của nó còn có liên quan đến một số căn bệnh.
Theo trang Ettdoday, thống kê cho thấy hầu hết mọi người đều trải qua vài lần bị chuột rút trong suốt cuộc đời của họ. Vị trí phổ biến nhất là cơ bắp chân phía sau, ngón tay và lòng bàn chân.
Chuột rút về mặt y tế được định nghĩa là "sự co thắt không tự nguyện của cơ bắp". Có một số nguyên nhân thực sự gây ra những cử động không tự nguyên này.
1. Hệ thần kinh trung ương bị kích thích quá mức
Khi bạn tập thể dục, các dây thần kinh ngoại biên nhận được thông điệp, sau đó các cơ sẽ thực hiện co bóp. Tuy nhiên, nếu dây thần kinh trung ương bị kích thích quá mức, dây thần kinh ngoại biên đột nhiên nhận được nhiều thông tin hơn. Khi thông tin vượt mức, các dây thần kinh ngoại biên sẽ không ổn định và gây ra chuột rút.
2. Hệ thống thần kinh trung ương đang nghỉ ngơi
Nếu hệ thống thần kinh trung ương đang ở trong trạng thái không hoạt động vào ban đêm, nhưng dây thần kinh ngoại biên bỗng nhiên bị rối loạn, vì vậy nhiều người sẽ bị chuột rút khi ngủ vào ban đêm.
3. Mất cân bằng điện giải
Khi cơ thể thiếu chất điện giải nó cũng có thể gây ra chuột rút. Chất điện giải trong máu chủ yếu đề cập đến các ion khoáng canxi, kali, magiê, natri. Nhóm có nguy cơ cao thiếu chất điện giải thường là người già và phụ nữ mang thai. Người cao tuổi có các ion canxi và magiê thấp hơn so với người trẻ tuổi, vì chức năng cơ thể bị suy giảm.
4. Cùng một tư thế được duy trì quá lâu
Nếu tay chân không hoạt động trong một tư thế hoặc không hoạt động không nghỉ ngơi trong thời gian dài thì cũng gây ra vấn đề chuột rút.
5. Lưu thông máu kém
Khi quá trình lưu thông máu kém, cơ bắp có thể co giật không tự nguyện mọi lúc mọi nơi. Việc chênh lệch nhiệt độ đột ngột có thể gây ra chuột rút. Đặc biệt vào mùa đông người ta thường bị chuột rút trên mặt.
Theo Phan Hằng (Theo Ettoday/Dân Việt)