4 thói quen uống tồi tệ nhất làm tăng huyết áp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Khi bạn già đi, bạn có thể là người bị huyết áp cao hoặc huyết áp thấp.
Huyết áp cao, còn được gọi là tăng huyết áp, xảy ra khi máu của bạn tạo áp lực quá lớn lên thành động mạch trong một khoảng thời gian dài.
Nếu bạn được bác sĩ thông báo rằng bạn bị cao huyết áp, có rất nhiều điều bạn có thể làm để giúp giảm những con số này.
Tránh thuốc lá, giảm lượng natri, ăn một chế độ ăn uống lành mạnh hơn và tập thể dục thường xuyên đều có thể có tác động tích cực đến mức huyết áp của bạn.
Không chỉ có tác động đến thói quen ăn uống hằng ngày của bạn mà cả những gì bạn uống thường xuyên cũng ảnh hưởng.
Dưới đây một số chuyên gia dinh dưỡng nói về những thói quen uống tệ hại nhất đối với huyết áp của bạn, theo Eat This, Not That!
1. Uống nhiều đồ uống có đường
 
Đồ uống có nhiều đường làm tăng huyết áp động mạch và có thể gây nguy hiểm cho người cao huyết áp. Ảnh: SHUTTERSTOCK
Đồ uống có nhiều đường làm tăng huyết áp động mạch và có thể gây nguy hiểm cho người cao huyết áp. Ảnh: SHUTTERSTOCK
Uống nhiều đồ uống có đường như soda (nước ngọt) hoặc nước trái cây có thêm nhiều đường có thể tác động tiêu cực đến mức huyết áp và thậm chí cả các khía cạnh khác của sức khỏe.
“Đồ uống có nhiều đường làm tăng huyết áp động mạch và có thể gây nguy hiểm cho người cao huyết áp. Vì lý do này, nên tránh các loại nước trái cây mà mọi người rất yêu thích. Hầu hết chúng đều chứa nhiều đường, kích thích sản xuất cholesterol xấu, khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim", chuyên gia dinh dưỡng Edibel Quintero, và là tác giả nội dung Y tế tại Health Reporter, cho biết.
2. Uống quá nhiều nước tăng lực
Một thói quen uống khác có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và mức huyết áp của bạn là uống quá nhiều nước tăng lực một cách thường xuyên.
“Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước tăng lực có thể gây tăng huyết áp (huyết áp cao). Một lý do là chất caffeine trong nước tăng lực có thể khiến huyết áp của bạn tăng lên.
Uống nước tăng lực hằng ngày có thể khiến huyết áp thậm chí cao hơn so với việc thỉnh thoảng uống một cốc. Và nên lưu ý: đồ uống tăng lực không bao giờ được kết hợp với rượu”, chuyên gia dinh dưỡng Lindsay Delk, và là chủ sở hữu Food and Mood Dietitian, cho biết.
3. Không uống sữa
 
Uống sữa (không đường) thực sự có thể giúp ích cho những người bị tăng huyết áp. Ảnh: SHUTTERSTOCK
Uống sữa (không đường) thực sự có thể giúp ích cho những người bị tăng huyết áp. Ảnh: SHUTTERSTOCK
Điều này nghe có vẻ lạ, nhưng uống sữa (không đường) thực sự có thể giúp ích cho những người bị tăng huyết áp.
"Nghiên cứu cho thấy nguy cơ cao huyết áp của bạn giảm khi bạn uống nhiều sữa hơn. Vì vậy, bạn sẽ mất lợi ích này nếu bạn không uống bất kỳ loại sữa nào. Hãy nhắm đến 2 đến 3 phần sữa mỗi ngày", chuyên gia dinh dưỡng Lindsay Delk nói.
4. Uống quá nhiều cà phê
 
Uống quá nhiều cà phê có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe và huyết áp của bạn. Ảnh: SHUTTERSTOCK
Uống quá nhiều cà phê có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe và huyết áp của bạn. Ảnh: SHUTTERSTOCK
Cuối cùng, uống quá nhiều cà phê có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe và huyết áp của bạn.
"Đồ uống có chứa caffein như trà, cà phê, nước tăng lực và một số loại nước ngọt có ga, có thể làm tăng huyết áp.
Không hoàn toàn rõ ràng tại sao điều này lại xảy ra, nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ caffein gây ra sự gia tăng huyết áp có thể đo lường được.
Những tác động này của caffein ngắn hạn hơn, có nghĩa là huyết áp tăng lên tương đối nhanh sau khi uống đồ uống có chứa caffein.
Tác dụng phụ này của caffein có thể kéo dài hoặc không và phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm tần suất một người uống caffein và mức độ họ uống", chuyên gia dinh dưỡng Vincenza Zurlo cho biết, theo Eat This, Not That!
Theo Khuê Nguyễn (TNO)
Uống quá nhiều cà phê có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe và huyết áp của bạn. Ảnh: SHUTTERSTOCK
 

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.