36 doanh nghiệp xăng dầu gửi đơn kiến nghị lên Thủ tướng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Theo nld.com.vn, 36 doanh nghiệp (DN) kinh doanh xăng dầu ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long vừa đồng loạt ký tên gửi kiến nghị tới Thủ tướng Chính phủ phản ánh những bất cập trong điều hành của Bộ Công thương, Bộ Tài chính.
Doanh nghiệp nêu nhiều bất cập trên thị trường xăng dầu. Ảnh nld.com.vn
Doanh nghiệp nêu nhiều bất cập trên thị trường xăng dầu. Ảnh nld.com.vn
Theo đó, nội dung đơn kiến nghị việc điều hành của Liên bộ Công thương-Tài chính thời gian qua có vấn đề, kéo theo những bất ổn thị trường kinh doanh xăng dầu. Đó là việc vi phạm quy định về kinh doanh xăng dầu đang diễn ra ngang nhiên trên thị trường nhưng không có ai bị xử lý.
Theo Nghị định 95 của Chính phủ, DN đầu mối và thương nhân phân phối bán xăng dầu ra không cao hơn giá bán lẻ do cơ quan nhà nước công bố.
Nhưng thực tế trong quản lý, Liên bộ đã để xảy ra tình trạng chiết khấu âm, để các doanh nghiệp phân phối đã tìm cách lách luật để bán ra cho doanh nghiệp bán lẻ với giá cao hơn giá bán lẻ quy định bằng cách thu thêm phí vận chuyển vào một hóa đơn khác theo bảng kê của các hóa đơn xăng dầu đã xuất với chiết khấu bằng 0 đồng.
Các DN cho rằng, nếu cơ quan quản lý tính đúng, tính đủ và để DN có lãi đủ để duy trì hoạt động thì không bao giờ có tình trạng đứt nguồn cung như thời gian qua. Vì vậy, nhất thiết cần phải thay đổi cách tính giá cơ sở cho phù hợp với tình hình mới.
Đồng thời, các DN nêu rõ với việc buộc phải mua hàng giá cao để duy trì bán ra theo dạng này, DN bán lẻ bị "đối xử tệ". Việc Liên bộ Công thương-Tài chính điều hành yếu kém dẫn đến ép buộc DN bán lỗ là một hình thức "bức tử" DN, gây bất ổn thị trường.
Do vậy, các DN đề nghị khi kinh doanh xăng dầu chưa thể theo cơ chế thị trường hoàn toàn và chưa áp dụng theo công thức mới mà trước mắt nên quy định áp dụng mức chiết khấu cố định theo định mức đối với DN bán lẻ theo tỷ lệ không nhỏ hơn 6-7% trên giá bán mỗi lít xăng dầu. Nếu không quy định được chiết khấu đại lý thì cần quy định giá bán buôn (kể cả vận chuyển) không lớn hơn 94% so với giá bán lẻ quy định.
Bên cạnh đó, việc trích quỹ bình ổn cũng cần xem xét loại bỏ, vì hoạt động không khách quan. Nên đưa công cụ điều tiết bằng thuế sẽ minh bạch hơn, người dân và toàn bộ DN cũng theo dõi được rõ ràng hơn.
Cuối cùng, các DN kiến nghị cần có sự chỉ đạo thống nhất, can thiệp kịp thời, đưa ra các giải pháp hợp tình, hợp lý đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia thị trường.
XUÂN PHẠM(tổng hợp từ nld.com.vn, baogiaothong.vn)
 

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm nông nghiệp của bà con vùng DTTS được hỗ trợ quảng bá, giới thiệu thông qua các chương trình xúc tiến thương mại. Ảnh: V.T

Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 3 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, các ngành và địa phương trong tỉnh Gia Lai tập trung hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Hạt thóc nghĩa tình

Hạt thóc nghĩa tình

(GLO)- Từ sáng kiến kho thóc tình thương của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Bùi Ngọc Đủ khi ông công tác tại Hội Cựu chiến binh huyện Mang Yang, phong trào đã lan rộng tới các Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã trên địa bàn huyện.

Trao sinh kế, bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Trao sinh kế, bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

(GLO)- Sáng 29-10, Cục Quản lý thị trường Gia Lai phối hợp với Cơ sở sản xuất nước chấm Tương Việt Hoa Sen Tây Nguyên tổ chức trao mô hình sinh kế và khánh thành bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ nghèo tại làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.