352 cán bộ tại một tỉnh xin thôi việc, nghỉ hưu trước tuổi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thực hiện việc sắp xếp, tổ chức tinh gọn bộ máy, 352 cán bộ tại một tỉnh xin thôi việc, nghỉ hưu trước tuổi.

Ngày 21-2, thông tin từ Sở Nội vụ tỉnh Lai Châu cho biết tính đến ngày 20-2, toàn tỉnh có 352 cán bộ, công chức, viên chức đăng ký nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Trong đó có 287 cán bộ đăng ký nghỉ hưu trước tuổi và 65 công chức, viên chức, người lao động đăng ký nghỉ thôi việc trong năm 2025.

Được biết, trong đợt sắp xếp, tinh gọn bộ máy lần này, tỉnh Lại Châu có một số Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý cũng tự nguyện viết đơn xin nghỉ hưu trước tuổi, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác sắp xếp tổ chức mới và các cán bộ trẻ có cơ hội phát triển.

Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ về sắp xếp tổ chức bộ máy, tại kỳ họp thứ 26 vào ngày 20-2, HĐND tỉnh Lai Châu khóa XV đã thông qua nghị quyết hợp nhất, thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.

Theo đó, Nghị quyết hợp nhất Sở Kế hoạch và Đầu tư với Sở Tài chính để thành lập Sở Tài chính; hợp nhất Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở NN-PTNT để thành lập Sở Nông nghiệp và Môi trường; hợp nhất Sở Thông tin và Truyền thông và Sở Khoa học và Công nghệ để thành lập Sở Khoa học và Công nghệ; hợp nhất Sở Giao thông vận tải và Sở Xây dựng để thành lập Sở Xây dựng; hợp nhất Sở Lao động-Thương binh và Xã hội và Sở Nội vụ để thành lập Sở Nội vụ; thành lập Sở Dân tộc và Tôn giáo. Số lượng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Lai Châu sau hợp nhất, thành lập gồm 14 cơ quan, giảm 5 cơ quan chuyên môn.

Theo Như Quỳnh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Quốc hội chốt giữ nguyên mô hình chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND

Quốc hội chốt giữ nguyên mô hình chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND

(GLO)- Ngày 19-2, tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Theo đó, Quốc hội vẫn giữ nguyên mô hình chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND, trừ một số đơn vị hành chính cụ thể do Quốc hội quyết định.