3 thói quen tại văn phòng làm việc giúp duy trì cơ thể khỏe mạnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khối lượng làm việc nhiều và áp lực công việc có thể tác động tiêu cực đến cả sức khỏe tinh thần và thể chất. Một số thói quen lành mạnh tại nơi làm việc sẽ giúp giảm bớt tác động tiêu cực và duy trì sức khỏe.

Căng thẳng là một trong những nguyên nhân chính gây ra các vấn đề sức khỏe tâm lý như lo lắng, trầm cảm. Những căng thẳng tại nơi làm việc như không hoàn thành nhiệm vụ, cơ thể mệt mỏi do ít vận động sẽ làm suy giảm sức khỏe, theo tạp chí U.S. News & World Report (Mỹ).
 

Mải mê làm việc có thể khiến mọi người không uống nước suốt hàng giờ. Ảnh: SHUTTERSTOCK
Mải mê làm việc có thể khiến mọi người không uống nước suốt hàng giờ. Ảnh: SHUTTERSTOCK



Một nghiên cứu công bố trên Thư viện Quốc gia của Viện Y tế Quốc gia Mỹ cho thấy nam giới và phụ nữ có mức căng thẳng cao trong công việc sẽ có nguy cơ cao mắc tiểu đường loại 2. Do đó, dù bận rộn nhưng ai cũng cần chăm sóc sức khỏe bản thân.

Để làm được việc này, mọi người có thể áp dụng những thói quen sau tại nơi làm việc:

Di chuyển thường xuyên

“Bất kỳ thói quen ngồi lâu nào, chẳng hạn như ngồi tại bàn làm việc, sau tay lái hay trước màn hình đều có thể gây hại. Vì khi bạn ngồi, bạn sẽ tiêu hao năng lượng ít hơn so với khi đứng hay đi lại”, bác sĩ người Mỹ Edward Laskowsk giải thích.

Ngồi nhiều dễ làm tăng nồng độ cholesterol trong máu và gây tăng cân. Do đó, trong suốt ngày làm việc, mọi người hãy tranh thủ đi bộ nhiều hơn, vươn vai, thậm chí là vừa đứng vừa làm việc. Khi đến phòng làm việc, thay vì đi thang máy thì hãy tranh thủ đi thang bộ.

Uống nhiều nước

Khi mải mê làm việc, mọi người dễ quên mất việc phải uống nhiều nước. Uống ít nước sẽ khiến cơ thể mất nước, gây ra các biểu hiệu như nhức đầu, chuột rút cơ bắp và thèm ăn. Cách dễ dàng nhất để luôn nhắc nhở bản thân phải uống nước là đặt một bình nước ngay tại bàn làm việc.

Điều chỉnh lại tư thế ngồi

Tư thế ngồi làm việc rất quan trọng. Mọi người nên ngồi với tư thế dễ chịu, đầu không nên quá nghiêng về phía trước, hai bàn chân đặt trên sàn, cánh tay tạo góc 90 độ, vai thả lỏng khi gõ bàn phím.

Ngồi sai tư thế sẽ dễ gây đau đầu, đau lưng, mỏi cổ và hàm. Đặc biệt, mọi người cần chú ý điều chỉnh tư thế vào cuối ngày. Vì vào thời điểm này, cơ thể mệt mỏi nên tư thế ngồi không còn đúng nữa, theo U.S. News & World Report.

Theo Ngọc Quý (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.