3 người ngộ độc nặng do ăn bọ cánh cứng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều 8-5, thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, Trung tâm Chống độc của bệnh viện này đang điều trị cho 3 bệnh nhân bị ngộ độc sau khi ăn bọ cánh cứng (một số tỉnh phía Bắc gọi là sâu ban miêu).

Trước đó, khoảng 19 giờ ngày 5-5, 5 người ở tỉnh Yên Bái cùng ăn cơm tối với nhau. Trong 5 người, có 3 người ăn bọ cánh cứng, 2 người còn lại không ăn.

Bọ cánh cứng (còn gọi là sâu ban miêu) gây ngộ độc cho nhiều người sau khi ăn. Ảnh Bệnh viện cung cấp

Sau khi ăn khoảng 1-3 giờ đồng hồ, 3 người ăn bọ cánh cứng có biểu hiện buồn nôn, nôn, đau bụng, chướng bụng, tiểu buốt, tiểu khó, có người tiểu ra máu…

Sáng hôm sau, 3 người được đưa đến bệnh viện địa phương. Tại đây, các bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc bọ cánh cứng nên phải chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên-Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), cho biết sâu ban miêu thực chất là một loài bọ cánh cứng, chúng chứa chất độc Cartharidin. Cartharidin là một chất rất độc, hủy hoại và gây chết protein.

Bọ cánh cứng (còn gọi là sâu ban miêu, có loài thân màu đen hoặc có các điểm màu vàng hoặc đỏ nhạt)

“Khi ăn phải chất này, đầu tiên, người bệnh sẽ bị tổn thương đường tiêu hóa, gây phồng rộp, bỏng đường tiêu hóa, hoại tử dạ dày, ruột… Cartharidin đi đến cơ quan nào sẽ làm tổn thương cơ quan đó nên sau khi gây tổn thương đường tiêu hóa sẽ gây tổn thương gan, thận…, thậm chí có thể gây tử vong”-Tiến sĩ Nguyễn Trung Nguyên cho biết.

Bệnh nhân ngộ độc Cartharidin cần phải được cấp cứu kịp thời, nếu không sẽ có nguy cơ biến chứng rất nặng.

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Ngày 14/12, tại Hội nghị Khoa học Kỹ thuật với chuyên đề “Nâng cao hiệu quả và chất lượng điều trị tai mũi họng” được Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM tổ chức, các bác sĩ đã chính thức công bố về 2 ca mắc bệnh cực hiếm vừa được ghi nhận tại Việt Nam, y văn thế giới mới chỉ có 4 trường hợp được báo cáo.

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

(GLO)- Ngày 11-12, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn triển khai vắc xin Rota cho trẻ dưới 1 tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh Gia Lai năm 2024- 2025 cho 28 cán bộ y tế phụ trách chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh.

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 9-12, tại Trung tâm Y tế thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã diễn ra hội nghị công bố quyết định công nhận thị xã An Khê đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét. Đây là địa phương thứ hai trên địa bàn tỉnh (sau TP. Pleiku) được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét.

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.