Đừng đụng đâu ăn đó

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Thông tin từ Bộ Y tế, tính chung quý 1/2024, cả nước xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm (giảm 1 vụ so với cùng kỳ năm 2023) làm 659 người bị ngộ độc (tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có 3 người tử vong.

Mới nhất là vụ ngộ độc thực phẩm ở Long Khánh, Đồng Nai. Tính đến 6 giờ ngày 4.5, tổng số ca bị ngộ độc này lên đến 529 người nhập viện, trong đó có 117 trẻ em (có 2 bệnh nhi rất nặng, phải lọc máu). Trước đó ngày 2.5, tại TP.HCM cũng đã xảy ra vụ 15 học sinh nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn sushi, bánh mì trước cổng trường hoặc mua trên đường đi.

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), có nhiều nguyên nhân dẫn đến phát sinh các vụ việc ngộ độc thực phẩm tăng cao trong thời gian qua, đáng chú ý là do thời tiết thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, nhất là vi khuẩn gây bệnh đường ruột.

Thời tiết nắng nóng làm cơ thể ra nhiều mồ hôi, gây mất nước, điện giải dễ dẫn đến mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa. Nắng nóng làm cho thức ăn, thực phẩm dễ bị ôi, thiu, dễ nhiễm nấm và vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh ở đường tiêu hóa. Trong khi đó nhiều người có thói quen xử lý thực phẩm hoặc nấu ăn không đúng cách hoặc bảo quản chưa đúng, thức ăn để bên ngoài không khí nóng quá lâu…

Nếu ngộ độc ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ khỏe lại sau vài ngày; trong trường hợp nặng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Nhóm dễ mắc ngộ độc thực phẩm đầu tiên là trẻ em, đây là nhóm có nguy cơ lớn, dễ bị nhiễm trùng đường tiêu hóa. Nhóm thứ hai dễ mắc ngộ độc thực phẩm là công nhân, học sinh, sinh viên, người nghèo.

Cả 2 nhóm người này có đặc điểm chung là khách hàng thường xuyên của các cửa hàng thực phẩm chế biến sẵn như bánh mì, cơm cuộn sushi, bún chay, bún thịt nướng, trà sữa… Do cuộc sống mưu sinh vất vả nên thường ghé mua ăn cho tiện, không có thời gian để chế biến, nấu nướng cho kỹ càng. Thức ăn đường phố, thức ăn trước cổng trường là những hàng quán di động, hình thức bảo quản thực phẩm không nhiều hoặc rửa chén bát cũng khó khăn. Những hàng quán này thường di chuyển nhiều, nguy cơ bụi và côn trùng xâm nhập rất cao.

Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm cũng như các biến chứng nguy hiểm, chúng ta cần chọn lựa thực phẩm an toàn, bảo quản thực phẩm đúng cách, giữ vệ sinh trong khi chế biến và ăn uống hợp vệ sinh bằng nguyên tắc ăn chín uống sôi.

Các chủ hàng quán di động vỉa hè phải được tập huấn về an toàn thực phẩm, phải được kiểm tra thường xuyên về an toàn vệ sinh thực phẩm. Nói chung là mua bán kiếm lời nhưng quan trọng là có tâm, bán gì cũng phải an toàn. Các phương tiện thông tin đại chúng nên thông tin rộng rãi và nêu đích danh các cơ sở không có đủ tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm để người dân lánh xa.

Về phía cơ quan nhà nước nên tăng cường kiểm tra, cả thường quy lẫn đột xuất, các cơ sở ăn uống, hàng quán, các người bán hàng rong… Nên tăng mức phạt thật cao cho các cơ sở, cá nhân không thực hiện đúng các tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm, thậm chí là truy tố hình sự khi có hậu quả nghiêm trọng.

Có thể bạn quan tâm

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Dứt khoát khi làm luật

Dứt khoát khi làm luật

Trong chuyến đi mới đây, trước khi máy bay hạ cánh để quá cảnh Đài Loan, người viết được nghe phi hành đoàn chuyến bay nhắc nhở hành khách không được mang thuốc lá điện tử vào vùng lãnh thổ này, vì chính quyền sở tại cấm thuốc lá điện tử.

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Buổi sinh hoạt ngoại khóa của khối lớp 4 Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP Thủ Đức, TPHCM) mới đây trong Không gian văn hóa Hồ Chí Minh được xây dựng theo mô hình không gian mở tại khu phố 8 (phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức) diễn ra sôi nổi.

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Nếu có dịp nào đó chuyện trò với những sinh viên từng trải nghiệm thực tế ở doanh nghiệp trong một kỳ thực tập hoặc một trong những buổi học theo mô hình "học phần doanh nghiệp", chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề đáng để suy nghĩ cả về phía nhà trường lẫn về phía doanh nghiệp.