2 máy bay trinh sát không người lái của Ukraine bị bắn hạ ở vùng Đông Bắc Hungary

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 14-5 (giờ Việt Nam), 2 máy bay trinh sát không người lái của lực lượng vũ trang Ukraine (AFU) đã bị bắn hạ ở vùng Đông Bắc Hungary. Vụ việc xảy ra ở không phận trung lập nhưng chưa có xác nhận chính thức từ chính quyền Hungary hoặc NATO.

Vụ việc trên được đánh giá là có thể thổi bùng căng thẳng đang leo thang giữa Hungary và Ukraine.

Phương tiện cụ thể không được nêu rõ, song theo ghi nhận của RBC-Ukraine, AFU đang tích cực sử dụng UAV thuộc loại Leleka-100 và Furia để thu thập dữ liệu về khu vực biên giới.

Không quân Hungary có thể đã triển khai máy bay chiến đấu Saab JAS 39 Gripen để đánh chặn, bởi vì chúng có vai trò trong việc kiểm soát không phận NATO.

leleka-100-uav-kyiv-2021-20.jpg
Máy bay trinh sát không người lái Leleka-100 của Ukraine. Ảnh minh họa/Nguồn: giaoducthoidai.vn

Trước đó, ngày 13-5, truyền thông Hungary đưa tin về việc di chuyển các xe bọc thép, bao gồm thiết giáp chở quân BTR-80 và xe tăng Leopard 2 đến các trạm kiểm soát trên biên giới với Ukraine ở khu vực Zakarpattia.

Sự gia tăng căng thẳng này diễn ra trong bối cảnh xuất hiện vụ bê bối gián điệp. Các cuộc đàm phán về quyền của các nhóm dân tộc thiểu số giữa Hungary và Ukraine dự kiến ​​diễn ra vào ngày 12-5 cũng đã bị phía Hungary hoãn lại, mặc dù phái đoàn Ukraine đã đến thành phố Uzhhorod.

Mục đích của các cuộc đàm phán là xem xét 11 khuyến nghị của Hungary nhằm đảm bảo quyền của nhóm dân tộc thiểu số Hungary tại tỉnh Transcarpathia-nằm ở dãy núi Carpathian, phía Tây Nam Ukraine.

Căng thẳng giữa Hungary và Ukraine đã leo thang kể từ ngày 9-5, khi Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) tuyên bố rằng họ đã phát hiện ra một mạng lưới tình báo quân sự Hungary hoạt động ở tỉnh Transcarpathia.

Hai cựu binh sĩ Ukraine bị tình nghi thu thập thông tin quân sự nhạy cảm cho Hungary và bị cáo buộc hoạt động gián điệp chống lại nhà nước Ukraine đã bị bắt giữ. Theo SBU, mạng lưới này do một sĩ quan tình báo quân sự Hungary kiểm soát.

Ngay sau đó, Hungary bị cáo buộc đã trục xuất 2 “điệp viên” làm việc dưới vỏ bọc nhân viên ngoại giao tại Đại sứ quán Ukraine ở Budapest. Đáp lại, Ukraine cũng đã trục xuất 2 nhân viên ngoại giao của Hungary khỏi Kiev.

Được biết, tỉnh Zakarpattia là địa phương có đông người Hungary thiểu số sinh sống và là một vị trí nhạy cảm dọc theo biên giới phía Đông của NATO. Kiev từ lâu đã cáo buộc Budapest làm suy yếu chủ quyền của Ukraine thông qua sự can thiệp chính trị và các chương trình cấp quốc tịch kép.

Trong khi đó, Budapest nhiều lần cáo buộc Kiev phân biệt đối xử với cộng đồng người Hungary thiểu số tập trung ở khu vực Tây Nam Ukraine-một cáo buộc mà giới lãnh đạo Ukraine phủ nhận.

Có thể bạn quan tâm

Nóng hơn cả xung đột Nga- Ukraine

Nóng hơn cả xung đột Nga- Ukraine

(GLO)-  Israel đã tấn công phủ đầu Iran nhằm làm suy yếu chương trình hạt nhân và kho tên lửa đạn đạo của nước này. Tehran sau đó đã có đòn đáp trả. Hai bên tiếp tục “ăn miếng trả miếng”. Tình hình Trung Đông nóng hơn cả xung đột Nga-Ukraine. 

Hiệp định Biển cả (Ảnh minh họa: Ambafrance)

Hiệp định Biển cả đã nhận đủ sự ủng hộ để có hiệu lực: Dấu mốc lịch sử

(GLO)-Hiệp định Biển cả đã nhận đủ sự ủng hộ của 60 quốc gia để có hiệu lực ngay từ đầu năm 2026. Theo Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, 55 quốc gia đã hoàn tất phê chuẩn hiệp định, khoảng 15 quốc gia đang trong quá trình phê chuẩn với ngày cụ thể và 15 quốc gia khác sẽ hoàn tất vào cuối năm.

null