Lực lượng RSF kiểm soát một số khu vực ở Khartoum. Ảnh: Reuters |
Bộ Ngoại giao cho biết đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Sudan tiếp tục theo dõi sát tình hình, sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo hộ cần thiết.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, ít nhất 413 người đã thiệt mạng và hơn 3.500 người bị thương từ khi xung đột nổ ra giữa quân đội và lực lượng bán quân sự RSF tuần trước.
Từ đầu tuần, các nỗ lực quốc tế nhằm giúp quân đội Sudan và lực lượng RSF thực hiện lệnh ngừng bắn đã không thành công. Giao tranh khốc liệt nhất xảy ra ở thành phố Khartoum (thủ đô Sudan).
Hơn 5 triệu dân thường ở Khartoum bị hạn chế ra khỏi nhà. Họ sống trong cảnh không có điện, bị hạn chế dùng nước và thiếu thức ăn. Hệ thống bệnh viện ở Khartoum về cơ bản không hoạt động.
Trong bài phát biểu đầu tiên kể từ khi xung đột nổ ra, ngày 21/4, Tư lệnh quân đội Sudan Abdel Fattah al-Burhan khẳng định, quân đội cam kết chuyển giao quyền lực cho chính quyền dân sự, Al Jazeera đưa tin. Một số chuyên gia lo ngại Sudan có thể xảy ra nội chiến.
Khoảng 70 nhân viên và quan chức Mỹ ở Đại sứ quán tại Khartoum trước khi xung đột xảy ra. Hôm 18/4, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết, một đoàn xe ngoại giao Mỹ đã bị nã đạn ở Sudan.