11 mẹo giúp bạn uống đủ nước mỗi ngày

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Uống trước mỗi bữa ăn hoặc chọn thực phẩm nhiều nước, bạn sẽ bổ sung đủ nước cho cơ thể.

Khi thiếu nước, cơ thể hoạt động kém hiệu quả. Tuy nhiên, thật khó khi cố bắt bản thân phải nhớ để bổ sung nước. Business Insider giúp bạn một số mẹo nhỏ để uống nhiều nước.

Biến chai nước thành một chiếc đồng hồ

Hãy vẽ lên chai nước các dòng tương ứng với từng thời điểm khác nhau trong ngày. Một gợi ý là chia một ngày thành bốn phần, vào 9h, 12h, 15h và 18h. Mục đích là để biết chính xác lượng nước bạn nên uống ở từng mốc thời gian.

Giữ chai nước ở gần

Để một bình nước cỡ lớn (khoảng 4 lít) hoặc một ấm đun điện tử gần bàn làm việc, trong phòng khách hoặc thậm chí cạnh giường. Bạn uống được nhiều hơn khi không phải leo cầu thang, xuống phòng bếp hay sang phòng khác để tìm nước.


 

 Ảnh: Shutterstock.
Ảnh: Shutterstock.



 Thay nước thường bằng nước khoáng có ga

Bong bóng trong nước khoáng có ga với thành phần carbon dioxide giúp việc uống nước thêm phần thú vị, lại bổ sung khoáng chất cho cơ thể.

Pha loãng đồ uống yêu thích bằng nước

Nếu không thể bỏ nước giải khát, trang SF Gate khuyên bạn pha nước ép hay nước tăng lực bằng nước khoáng có ga. Nhờ đó, cơ thể vừa được bổ sung nước, đồng thời hạn chế lượng đường hoặc calo.

Gắn uống nước với các việc khác

Các chuyên gia từ trang Spoon University cho rằng nên uống nước khi làm một số việc hàng ngày, như đang ăn vặt hay nghe nhạc.

Uống nước trước mỗi bữa ăn kể cả ăn nhẹ

Nếu không muốn mang theo chai nước cả ngày, hãy uống một ly nước đầy trước mỗi bữa ăn. Thói quen này giúp bạn tránh ăn quá nhiều, thúc đẩy tiêu hóa và bổ sung nước đều đặn hơn cho cơ thể.

Chọn thực phẩm giàu nước

Bạn có thể thêm nước vào các bữa ăn thông qua thực phẩm nhiều nước như rau chân vịt, dâu tây, dưa chuột hoặc dưa hấu.

Uống nước sau đi vệ sinh

Thói quen tưởng như nhỏ này thật ra rất hữu ích. Bạn hãy cố thực hiện vì uống nước mất ít thời gian nhưng lại rất có lợi cho cơ thể.

Đặt nhắc nhở uống nước

Đôi khi quá tập trung hay vội vã làm việc khiến bạn quên mất mình cần uống nước. Hãy đặt báo thức bằng điện thoại hay các thiết bị chăm sóc sức khỏe đeo tay để nhắc nhở và theo dõi lượng nước uống.

Thay đồ uống có cồn bằng nước lọc

Cơ thể con người bài tiết dưới dạng nước tiểu nhiều hơn khi hấp thụ đồ uống có cồn. Với mỗi một ly rượu, bạn hãy uống khoảng 200 ml nước để giữ cho cơ thể tỉnh táo và tránh mất nước.

Dùng thảo mộc tươi để tăng hương vị

Trang One Green Planet gợi ý ngâm 5-6 thân, quả hoặc lá thảo mộc như rau húng, chanh, đào... trong bình đựng nước để uống. Bạn vừa có thể thưởng thức hương vị mới mà không cần lo lắng về lượng calo.

Phúc Lương (VNE)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, tỉnh Gia Lai khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi, phấn đấu hoàn thành vào 31-3-2025. Mục tiêu chung của chiến dịch là tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi.

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.