Ý kiến người dân về kỳ thi THPT Quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến lùi thời gian thông qua Luật Giáo dục sửa đổi sang kỳ họp thứ 6 (tháng 10-2018) để lấy ý kiến nhân dân, sau đó sẽ trình dự luật này tại kỳ họp thứ 7 vào tháng 5-2019. Lý do của sự trì hoãn này là vì cần xem xét lại toàn diện dự luật, nhất là việc thi tốt nghiệp THPT và thi đại học đang có nhiều ý kiến khác nhau sau những tiêu cực trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018.
Giám thị phát đề thi tại kỳ thi THPT Quốc gia 2017.
Giám thị phát đề thi tại kỳ thi THPT Quốc gia 2017.
Luật Giáo dục hiện hành quy định: “Học sinh học hết chương trình THPT có đủ điều kiện theo quy định thì được dự thi, nếu đạt yêu cầu thì được cấp bằng tốt nghiệp THPT”. Như vậy, học sinh học hết bậc THPT phải tham dự kỳ thi tốt nghiệp theo quy định và được cấp bằng tốt nghiệp THPT nếu đủ điều kiện. Đây là cơ sở quan trọng để đánh giá việc học tập và rèn luyện của học sinh qua 12 năm học phổ thông; đồng thời lấy đó làm cơ sở để các em chọn lựa học lên hay theo hướng đào tạo nghề nghiệp tùy vào năng lực cá nhân. Ở đây, chúng ta thấy xuất hiện 2 luồng ý kiến khác nhau về vấn đề thi cử. 
Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng, không cần tổ chức một kỳ thi quốc gia rườm rà như đã từng làm để rồi chỉ loại 1% đến 2% học sinh không đạt yêu cầu. Như thế là không cần thiết, gây tốn kém và lãng phí công sức, tiền bạc.
Chỉ nên giao về cho địa phương và các trường học tự xét công nhận tốt nghiệp THPT cho học sinh đủ điều kiện. Các trường đại học sẽ tổ chức tuyển sinh bằng nhiều hình thức như tổ chức thi đầu vào hoặc xét tuyển; Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đóng vai trò quản lý nhà nước, không tham gia sâu vào các hoạt động chuyên môn ở các cơ sở giáo dục mà chỉ phối hợp với các đơn vị chức năng khác để giám định chất lượng giáo dục theo mục tiêu đào tạo.
Luồng ý kiến thứ hai thì ngược lại khi lập luận rằng, đã học thì phải thi, dù thi cử dưới hình thức nào cũng là nhằm đánh giá thí sinh có đạt theo chuẩn yêu cầu năng lực đã quy ước cho mỗi loại trình độ.
Học sinh đã học xong chương trình phổ thông thì phải qua một kỳ thi để xét công nhận đạt yêu cầu và cấp bằng tốt nghiệp. Điều đó thể hiện tính nghiêm túc của hệ thống giáo dục quốc gia, đồng thời chứng nhận một công dân đã hoàn thành chương trình phổ thông để các em làm hành trang bước vào đời. Với nền giáo dục Việt Nam hiện tại, sự học còn nhiều khiếm khuyết ở cả người học và người dạy, cả chương trình và sách giáo khoa cũng chưa đạt độ chuẩn nên trước mắt việc thi cử vẫn cần đặt nặng.
Do đó, cần hoàn thiện quy chế, quy trình kiểm soát chặt chẽ đối với thí sinh, cán bộ coi thi, chấm thi; đồng thời phải nâng cao tính khoa học đối với việc ra đề thi, bảo đảm bí mật tuyệt đối. Nếu chúng ta sớm bỏ kỳ thi THPT Quốc gia trong tình hình hiện nay thì điều đầu tiên xảy ra là học sinh không chịu học; chỉ có một bộ phận nhỏ các em nuôi hoài bão bước vào con đường khoa học tương lai thì mới “dùi mài kinh sử”. Và những tiêu cực nếu xảy ra sẽ còn phức tạp hơn, nhất là việc “chạy” điểm, “cấy” điểm để làm đẹp học bạ sẽ là điều khó tránh khỏi.
Kỳ thi “2 trong 1” có một số ưu điểm nhất định như ít tốn kém cả công sức và kinh phí; tạo thuận lợi cho thí sinh và phụ huynh. Bên cạnh đó, thí sinh được đảm bảo cả 2 quyền lợi, cơ bản là dựa vào kết quả thi để xét tốt nghiệp THPT, đồng thời các trường chuyên nghiệp có cơ sở từ kết quả này để tuyển sinh… Tiêu cực xảy ra trong kỳ thi vừa qua không nằm ở sự lựa chọn cách thi “2 trong 1” mà hoàn toàn do cán bộ coi thi và chấm thi cố tình vi phạm quy chế, lợi dụng sơ hở để thực hiện ý đồ cá nhân. Vấn đề cần điều chỉnh ở đây là rà soát cách ra đề thi để vừa đảm bảo yêu cầu đánh giá học sinh và có hệ thống câu hỏi nhằm phân hóa, chọn lọc được thí sinh khá-giỏi; đồng thời cần chấn chỉnh khâu nhân sự coi thi, chấm thi. Đây mới là vấn đề khó. Tất cả những điều ấy cần được lấy ý kiến nhân dân một cách rộng rãi.
Bùi Quang Vinh

Có thể bạn quan tâm

Sau buổi phát động, người dân làng làng Đăk Hlá-Tơ Drăh đã ra quân dọn dẹp vệ sinh tại các tuyến đường và khu vực công cộng. Ảnh: Nhật Hào

Mang Yang: Đồng bào dân tộc thiểu số tích cực tham gia bảo vệ môi trường

(GLO)- Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền, thời gian gần đây, người dân ở nhiều thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Mang Yang đã có ý thức tham gia các hoạt động dọn dẹp vệ sinh, trồng hoa và cây xanh tại các khu vực công cộng để góp phần cải thiện cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Gió lốc làm 11 nhà dân tại làng Beng, xã Ia Chiă bị tốc mái. Ảnh: địa phương cung cấp

Lốc xoáy gây tốc mái nhiều nhà dân

(GLO)- Ông Nguyễn Văn Lựu-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Chiă (huyện Ia Grai) cho biết, sáng ngày 7-5, một trận mưa lớn kèm lốc xoáy xảy ra trên địa bàn đã khiến 15 nhà dân và 1 nhà công vụ Trường THCS Lê Hồng Phong bị tốc mái, thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 162 triệu đồng.

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khởi nêu gương sáng làm theo Bác. Ảnh: Ngọc Minh

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khởi nêu gương sáng học tập và làm theo Bác

(GLO)- Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, Cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Văn Khởi (làng Kruối Chai, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) luôn nêu gương sáng trong học tập và làm theo Bác, đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, lao động sản xuất giỏi và giúp đỡ đồng đội có hoàn cảnh khó khăn.

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.