Xứng đáng là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tại hội nghị biểu dương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi toàn quốc lần thứ VI (2017-2022), Gia Lai có 4 hội viên được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng bằng khen. Ông Bùi Xuân Khấn (tổ 10, thị trấn Phú Thiện) là một trong số đó với mô hình làm giàu từ trồng lúa, chăn nuôi và kinh doanh nông nghiệp.

Kể chuyện lập nghiệp, người đàn ông 46 tuổi trải lòng: “Năm 2000, tôi rời quê Thái Bình vào trong này lập nghiệp. Vốn liếng mang theo chỉ đủ mua 1 sào ruộng lúa. Nhà cửa lúc đó ở nhờ người quen. Gia đình tôi trồng lúa, nuôi thêm heo và cuộc sống cũng dần ổn định”.

Vài năm sau, được sự tạo điều kiện của Hội Nông dân xã, ông mạnh dạn vay 30 triệu đồng từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện để làm chuồng nuôi heo nái, heo thịt. Mỗi năm, gia đình ông xuất bán cả trăm con heo thịt, lãi khoảng 150 triệu đồng. Từ chăn nuôi heo, gia đình ông mua thêm đất trồng lúa, xây dựng nhà và có vốn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp (máy gặt đập liên hoàn, máy cày xới đất).

 Ông Bùi Xuân Khấn (bìa trái, tổ 10, thị trấn Phú Thiện) trao đổi kinh nghiệm trồng lúa ST24 với chuyên gia nông nghiệp của Công ty TNHH Công nghệ Sinh học Việt Mỹ. Ảnh: Anh HUy
Ông Bùi Xuân Khấn (bìa trái, tổ 10, thị trấn Phú Thiện) trao đổi kinh nghiệm trồng lúa ST24 với chuyên gia nông nghiệp của Công ty TNHH Công nghệ Sinh học Việt Mỹ. Ảnh: Anh Huy



Chia sẻ về hiệu quả kinh doanh máy gặt đập liên hoàn, ông Khấn nói: Năm 2013, ông mua 1 máy gặt đập liên hoàn và 1 máy xới đất để kinh doanh. Năm 2015, ông tiếp tục đầu tư thêm 1 máy gặt đập liên hoàn. “Một năm có 2 vụ thu hoạch lúa, mỗi vụ chỉ khoảng 1 tháng là hết việc. Nếu để máy nằm im thì rất phí. Vì vậy, sau khi phục vụ bà con nông dân trong vùng, tôi đưa máy đến các tỉnh: Kon Tum, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thanh Hóa; cố gắng đảm bảo máy hoạt động 6-7 tháng trong năm”-ông Khấn cho hay.

Ngoài ra, gia đình ông Khấn còn canh tác 7 ha lúa nước 2 vụ. Vụ mùa 2022, ông gieo trồng giống lúa ST24 theo hướng hữu cơ. Đây là mô hình do Hội Nông dân huyện Phú Thiện triển khai bằng nguồn vốn khoa học công nghệ với quy mô 27 ha, trong đó, gia đình ông Khấn có 7 ha. Nói về lý do tham gia mô hình, ông Khấn cho biết: Giống lúa ST24 có nhiều ưu điểm: cây cứng, khó bị ngã đổ, năng suất ổn định, khả năng chịu mặn, chịu phèn tốt, giá cao giúp nông dân thu nhập ổn định. Sau hơn 3 tháng, lúa cho thu hoạch với năng suất bình quân đạt 7,5 tấn lúa tươi/ha, giá bán 7.500 đồng/kg. So với phương pháp sản xuất truyền thống, giống lúa mới mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn. Vụ Đông Xuân năm nay, gia đình ông thuê thêm 3 ha đất để tiếp tục gieo trồng giống lúa ST24 với tổng diện tích 10 ha.

Năm 2022, sau khi trừ chi phí, gia đình ông thu nhập gần 400 triệu đồng; tạo việc làm cho 20 lao động trên địa bàn. Không những thế, ông luôn nhiệt tình giúp đỡ những người xung quanh. Trong 2 năm (2017-2018), gia đình ông đã ủng hộ tiền, nhu yếu phẩm giúp một số hộ dân khó khăn ở khu vực suối cạn xã Ia Sol (huyện Phú Thiện) với trị giá 40 triệu đồng. Năm 2019, ông vận động người thân, bạn bè ủng hộ về vật chất, vật liệu xây dựng trị giá gần 40 triệu đồng để hỗ trợ 3 hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn thị trấn bị hỏa hoạn... Đặc biệt, gia đình ông đã tự nguyện hiến 300 m2 đất ở để mở rộng đường nội thị; hàng năm luôn đi đầu trong các cuộc vận động đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi trên địa bàn như: làm đường bê tông, xây dựng cổng chào, xây dựng nhà văn hóa... Cuối tháng 7-2022, Hội Nông dân huyện ra mắt Câu lạc bộ “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” với 48 thành viên, ông Khấn được bầu làm Chủ nhiệm.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Văn Thắng-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phú Thiện-nhận xét: “Ông Bùi Xuân Khấn luôn năng động, dám nghĩ, dám làm, là người rất trọng uy tín, đã nhận lời là chắc chắn thực hiện. Không những thế, ông còn chủ động áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất và tích cực tham gia các mô hình, dự án sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế, tích cực tham gia các phong trào ở địa phương”.
       

PHƯƠNG DUNG

Có thể bạn quan tâm

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú và Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm VLXD thông thường. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai: Đấu giá thành công 9 mỏ đất làm vật liệu san lấp

(GLO)- Ngày 19-3, tại TP. Pleiku, Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường chưa có kết quả thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

(GLO)- Nông nghiệp xanh là xu hướng nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp. Điểm vượt trội của nông nghiệp xanh so với nông nghiệp truyền thống là tính bền vững, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

(GLO)- Từ nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện Krông Pa đã triển khai hỗ trợ sinh kế để tiếp thêm động lực giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Ông Ngôn (làng Kon Chră, xã Hra, huyện Mang Yang) thu hoạch mì trồng xen vào diện tích rừng keo. Ảnh: N.D

Mô hình nông-lâm nghiệp kết hợp: Lợi ích kép

(GLO)- Từ năm 2023 đến nay, Ban Quản lý rừng phòng hộ Hà Ra (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) triển khai mô hình nông-lâm nghiệp kết hợp. Theo đó, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại chỗ mượn đất trồng xen cây mì vào diện tích rừng keo do đơn vị quản lý.