Xôn xao vụ việc bị phát hiện dùng 'đá phổi' làm đường ở Gia Lai, nhà thầu liền 'bỏ lửng' công trình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bị người dân phát hiện đổ "đá phổi" để làm đường, một nhà thầu ở Gia Lai không tiếp tục thi công dù đã san gạt xong phần mặt đường.

Ngày 17-4, UBND phường Hội Phú, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai đang tìm đơn vị khác để thi công các tuyến đường theo chương trình kiên cố hóa giao thông và kênh mương của tỉnh Gia Lai sau khi nhà thầu thi công "bỏ chạy".

Theo bà Ngô Thị Xuân Hồng, Chủ tịch UBND phường Hội Phú cho biết năm 2025, phường đã hợp đồng với Công ty TNHH-MTV tư vấn xây dựng hạ tầng Gia Lai (phường Yên Thế, TP Pleiku) để thi công 9 đường hẻm trên địa bàn theo chương trình kiên cố hóa giao thông và kênh mương của tỉnh Gia Lai với các quy mô khác nhau.

Đá được đơn vị thi công tập kết để làm đường hẻm 57 Nguyễn Viết Xuân
Đá được đơn vị thi công tập kết để làm đường hẻm 57 Nguyễn Viết Xuân

Đến nay, đơn vị thi công đã làm xong 7/9 đường hẻm, 1 đường đang vướng mặt bằng, và đường hẻm 57 Nguyễn Viết Xuân bị người dân phản ứng vì cho rằng đơn vị thi công dùng đá không đảm bảo chất lượng làm đường.

Tại đường hẻm 57 Nguyễn Viết Xuân, đơn vị thi công đã san gạt mặt bằng, tập kết vật liệu để chuẩn bị đổ bê tông mặt đường. Tuy nhiên, người dân phát hiện đơn vị thi công đưa đá 2x4 bị rỗ như tổ ong, thường gọi là "đá phổi" để làm đường nên không đồng ý.

"Đá này độ cứng rất kém, nếu thi công thì con đường sẽ rất nhanh chóng hư hỏng nên chúng tôi không đồng ý, yêu cầu nhà thầu phải đổi đá khác đảm bảo chất lượng để làm. Nhà thầu còn nói tại sao các đường khác dùng đá này làm được, mà người dân ở đây lại không đồng ý" - ông Nguyễn Văn Tâm (tổ 1, phường Hội Phú) nói. Ông Tâm còn cho biết nhà thầu đề nghị trộn thêm đá khác vào số "đá phổi" để tiếp tục thi công nhưng người dân không đồng ý.

Người dân tại hẻm 57 không đồng ý việc nhà thầu đưa "đá phổi" thi công đường
Người dân tại hẻm 57 không đồng ý việc nhà thầu đưa "đá phổi" thi công đường

Trước phản ứng của người dân, đơn vị thi công đã đưa hết số "đá phổi" đã tập kết và máy móc đi nơi khác, ngừng thi công khoảng nửa tháng nay. Trong khi đó, tuyến đường đã bị san gạt, lấy mặt bằng khiến nhiều nhà không có lối vào, bụi đường mù mịt, người dân bức xúc.

"Chúng tôi đã huy động người dân để đường làm được nhanh chóng. Vậy mà nửa tháng qua cửa ngõ nhà tôi bị đào nham nhở, xe không thể ra vào nên việc đi lại rất khó khăn mà nhà thầu không biết chừng nào thi công " - ông Võ Đình Hải (nhà số 57/28 Nguyễn Viết Xuân) nói.

Mẫu đá bị người dân nghi ngờ kém chất lượng, không đảm bảo thi công
Mẫu đá bị người dân nghi ngờ kém chất lượng, không đảm bảo thi công

Tương tự, người dân sống tại hẻm 65 đường Lê Thị Riêng (phường Hội Phú) cũng phản ánh đơn vị thi công đã đổ 2 xe "đá phổi" để làm đường. Khi người dân phát hiện thì đơn vị thi công nói "đã lỡ" nên dùng đá khác trộn chung để làm đường. Sau khi làm xong, người dân phát hiện một số vị trí không đạt độ dày 16cm như thiết kế, mặt đường bị nứt, đọng nước.

Người dân tại hẻm 65 Lê Thị Riêng phản ánh nhiều vị trí mặt đường không đảm bảo độ dày 16cm như thiết kế
Người dân tại hẻm 65 Lê Thị Riêng phản ánh nhiều vị trí mặt đường không đảm bảo độ dày 16cm như thiết kế

Bà Ngô Thị Xuân Hồng, Chủ tịch UBND phường Hội Phú, cho biết trước khi thi công, nhà thầu đã đưa mẫu đá cho tổ trưởng tổ dân phố kiểm tra và được đồng ý thì đơn vị thi công mới tập kết đá và các vật liệu khác để thi công.

Sau khi người dân phản ứng, nhà thầu đã chở hết số đá, đưa phương tiện đi nơi khác. Khi người dân yêu cầu phải làm ngay, nhưng đơn vị làm nhiều phường khác và máy móc bị hỏng nên đề nghị phải cho thời gian. Hiện đơn vị thi công đề nghị UBND phường Hội Phú kiếm đơn vị khác để tiếp tục hoàn thiện tuyến đường.

Sau khi xem xét mẫu "đá phổi" mà nhà thầu đưa tới dự định thi công đường hẻm 57, Giám đốc một Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khẳng định loại đá này có độ cứng thấp, khả năng chịu lực kém, không đủ chất lượng để thi công đường. Nếu dùng đá này để thi công thì trong quá trình lu lèn, xe có trọng tải lớn di chuyển sẽ bể nát, gây hư hỏng đường nhanh chóng.

Đá non, không đảm bảo

Sau khi xem xét mẫu "đá phổi" mà nhà thầu đưa tới dự định thi công đường hẻm 57, Giám đốc một Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khẳng định loại đá này có độ cứng thấp, khả năng chịu lực kém, không đủ chất lượng để thi công đường. Nếu dùng đá này để thi công thì trong quá trình lu lèn, xe có trọng tải lớn di chuyển sẽ bể nát, gây hư hỏng đường nhanh chóng.

Theo Hoàng Thanh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chiếm dụng mặt nước đầm Đề Gi nuôi thủy sản

Chiếm dụng mặt nước đầm Đề Gi nuôi thủy sản

(GLO)- Khoảng 3 năm trở lại đây, nhiều hộ dân ở xã Đề Gi và An Lương (tỉnh Gia Lai) ngang nhiên chiếm dụng một phần mặt nước ven đầm Đề Gi để nuôi thủy sản bằng lồng bè, gây ô nhiễm môi trường biển cũng như cản trở, gây khó khăn cho tàu thuyền ra vào Cảng cá Đề Gi.

Tuyên truyền chủ trương di dời tàu thuyền cho ngư dân An Lương

Tuyên truyền chủ trương di dời tàu thuyền cho ngư dân An Lương

(GLO)- Sáng 23-7, UBND xã An Lương phối hợp với Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Môi trường) tổ chức buổi gặp gỡ các chủ tàu cá nhằm tuyên truyền, phổ biến Đề án di dời tàu thuyền đang neo đậu tại cảng cá Quy Nhơn và đầm Đề Gi về cảng cá Tam Quan theo Quyết định số 2248/QĐ-UBND của UBND tỉnh.

Viettel khẩn trương chuẩn bị ứng phó bão Wipha, sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân

Viettel khẩn trương chuẩn bị ứng phó bão Wipha, sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (Wipha), Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) đã khẩn trương triển khai đồng bộ các biện pháp phòng-chống thiên tai để đảm bảo an toàn hạ tầng và duy trì dịch vụ viễn thông, duy trì thông tin liên lạc cho người dân trong và sau cơn bão.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn tận tình và giải quyết tại chỗ, người dân không phải đi lại nhiều nơi như trước đây. Ảnh: Ngọc Sang

Gia Lai chấn chỉnh tình trạng yêu cầu người dân "có tài khoản VNeID mới được nộp hồ sơ trực tiếp"

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương khẩn trương chấn chỉnh việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và cấp xã; không yêu cầu người dân "có tài khoản VNeID mới được nộp hồ sơ trực tiếp".

Dân khốn khổ vì đường ngập như… sông

Dân khốn khổ vì đường ngập như… sông

(GLO)- Thường xuyên ngập sâu mỗi khi mưa lớn, đường Phó Đức Chính (thuộc thôn 3, xã Biển Hồ) khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn. Đây là tuyến đường có lưu lượng phương tiện qua lại khá đông, nhưng tình trạng ngập úng kéo dài vẫn chưa được khắc phục.

Thi công cao tốc gây nứt nhà: Người dân mòn mỏi đợi bồi thường suốt 2 năm

Thi công cao tốc gây nứt nhà: Người dân mòn mỏi đợi bồi thường suốt 2 năm

(GLO) – Hơn 40 hộ dân tại phường Bồng Sơn và xã Hoài Ân (tỉnh Gia Lai) phản ánh tình trạng nhà cửa bị nứt nẻ, hư hỏng do thi công tuyến cao tốc Bắc - Nam và các công trình liên quan. Dù đã kiến nghị suốt 2 năm qua, đến nay việc bồi thường, hỗ trợ vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

null