Xây dựng NTM ở Kbang: Vướng tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Kbang đang nỗ lực để hoàn thành mục tiêu trở thành huyện nông thôn mới (NTM) vào năm 2020. Tuy nhiên, địa phương này hiện vẫn còn một số tiêu chí khó thực hiện, trong đó có tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm. Nguyên nhân là do một bộ phận người dân tộc thiểu số chưa chú trọng việc vệ sinh môi trường trong sản xuất, sinh hoạt.
Nhiều khó khăn
Tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm trong xây dựng NTM không đòi hỏi nhiều nguồn lực đầu tư nhưng trong quá trình triển khai thực hiện, huyện Kbang vẫn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do địa phương có tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm gần 40% dân số; bà con còn tập quán chăn nuôi gia súc, gia cầm thả rông, nuôi nhốt dưới gầm nhà sàn và chưa có thói quen sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.
Xã Lơ Ku hiện đã đạt 13/19 tiêu chí NTM. Ông Hồ Xuân Dương-Chủ tịch UBND xã-cho biết: 6 tiêu chí chưa đạt gồm: giao thông, trường học, nhà ở dân cư, thu nhập, hộ nghèo, môi trường và an toàn thực phẩm. Trong đó, khó khăn nhất là tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm vì người dân chưa quen với việc sử dụng nhà vệ sinh. “Thời gian tới, từ nguồn kinh phí hỗ trợ của huyện, chúng tôi sẽ hỗ trợ 2,5 triệu đồng/hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số để làm nhà tiêu hợp vệ sinh và đầu tư xây dựng các bể thu gom rác thải, vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên các cánh đồng nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường. Qua đó, xã phấn đấu đạt chuẩn tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm”-ông Dương thông tin.
 Đoàn giám sát HĐND tỉnh kiểm tra việc sử dụng nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn huyện Kbang. Ảnh: L.N
Đoàn giám sát HĐND tỉnh kiểm tra việc sử dụng nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn huyện Kbang. Ảnh: L.N
Xã Krong có gần 1.300 hộ, trong đó có khoảng 85% là hộ dân tộc Bahnar. Năm 2019, xã đã hỗ trợ, vận động người dân làm được gần 400 nhà tiêu khô. Ông Đỗ Công Trúc-Chủ tịch UBND xã-cho hay: “Krong là xã vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn của huyện. Đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn nên việc xây dựng NTM là một thách thức lớn đối với xã. Một trong những tiêu chí khó thực hiện là môi trường và an toàn thực phẩm. Đến nay, tỷ lệ hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh mới đạt khoảng trên 30%; tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại đảm bảo vệ sinh môi trường mới đạt trên 50%”. Cũng theo ông Trúc, do nhà ở của bà con nằm sát nhau hoặc nhà sau quay mặt vào đuôi nhà trước nên rất khó tìm vị trí làm nhà vệ sinh và chuồng trại chăn nuôi. Ngoài ra, một số làng quy hoạch định cư theo triền đồi như làng Yueng, Đak Trâu phía sau cao hơn phía trước, nếu làm nhà vệ sinh không hợp lý thì mùa mưa nước sẽ trôi ra phía trước làm mất vệ sinh môi trường.
Nỗ lực hoàn thành
Việc thực hiện tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm luôn được huyện Kbang đặc biệt quan tâm trong quá trình xây dựng NTM. Hiện toàn huyện có 99% hộ gia đình được cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh thường xuyên; 100% thôn, làng được quy hoạch khu nghĩa địa phù hợp với phong tục tập quán của người dân và đảm bảo hợp vệ sinh; khoảng 58% hộ gia đình có nhà tiêu, nhà tắm và bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Công tác thu gom rác thải rắn, bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng được quan tâm thực hiện góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn. Tuy nhiên, toàn huyện vẫn còn 3.832 hộ dân tộc thiểu số chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh do chưa nhận thức đầy đủ về vấn đề vệ sinh môi trường, chậm thay đổi tập quán sinh hoạt. Trong 13 xã hiện vẫn còn 7 xã chưa đạt chuẩn tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm.
Trao đổi với P.V, ông Võ Văn Phán-Chủ tịch UBND huyện Kbang-cho biết: Khó khăn lớn nhất trong xây dựng NTM đó là các tiêu chí: thu nhập, hộ nghèo, nhà ở dân cư, môi trường và an toàn thực phẩm. Để hoàn thành mục tiêu trở thành huyện NTM vào cuối năm 2020, huyện xác định tiếp tục phát huy vai trò chủ thể của người dân trong thực hiện chương trình; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để hoàn thành các tiêu chí trên. 
“Tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm, trong đó có chỉ tiêu về nhà vệ sinh, nói thì đơn giản nhưng khi thực hiện lại rất khó khăn. Nguyên nhân là do tập quán của người dân tộc thiểu số ít sử dụng nhà tiêu. Vì vậy, thời gian tới, huyện tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động hộ dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa thay đổi tập quán sinh hoạt, nâng cao ý thức về vệ sinh môi trường. Huyện cũng sẽ hỗ trợ kinh phí 2,5-3 triệu đồng/hộ nghèo, cận nghèo để xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh theo thiết kế mẫu của huyện; huy động lực lượng thanh niên, quân đội, cộng đồng dân cư tham gia hỗ trợ ngày công để thực hiện. Huyện phấn đấu đến năm 2020 sẽ làm xong hơn 2.000 nhà tiêu hợp vệ sinh cho các hộ”-Chủ tịch UBND huyện Kbang cho hay.
LÊ NAM

Có thể bạn quan tâm

đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh Hà Duy

Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ

(GLO)- Chiều 26-3, đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn làm việc với Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng; khảo sát núi Chư Nâm và thăm cán bộ cùng người dân làng Xóa (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh).

Hồ Ku Tong (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) đã gần cạn kiệt nguồn nước. Ảnh: Q.T

Gồng mình ứng phó với nắng hạn

(GLO)- Dưới tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt và nắng nóng kéo dài trong nhiều tháng qua khiến mực nước tại các sông, suối, ao, hồ, đập dâng trong tỉnh Gia Lai giảm mạnh, nguy cơ xảy ra hạn hán trên diện rộng là rất lớn.

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Người dân nhận khoán bảo vệ rừng (thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Păh) phát dọn thực bì. Ảnh: N.D

Giao khoán bảo vệ rừng: Lợi ích kép

(GLO)- Thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị chủ rừng tại Gia Lai đẩy mạnh triển khai khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình sinh sống gần rừng. Chính sách này đã mang lại lợi ích kép khi công tác quản lý, bảo vệ rừng được siết chặt và người dân nhận khoán có thêm thu nhập.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

(GLO)- Từ nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện Krông Pa đã triển khai hỗ trợ sinh kế để tiếp thêm động lực giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Triển vọng mô hình trồng chanh dây trong nhà kính

Triển vọng mô hình trồng chanh dây trong nhà kính

(GLO)- Gần 3 năm qua, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 360 (xã Trang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã áp dụng mô hình trồng chanh dây trong nhà kính. Bước đầu, mô hình đã mang lại lợi ích kép khi chanh dây đạt năng suất cao, cho thu hoạch quanh năm.

Phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững

Phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững

(GLO)- Với sự đồng hành của chính quyền địa phương, những năm gần đây, ngành mía đường Gia Lai có mức tăng trưởng tương đối ổn định. Đây là tiền đề để các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân cộng đồng trách nhiệm xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững.