Xây dựng bộ công cụ chấm điểm chống tham nhũng cấp tỉnh

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Thanh tra Chính phủ đang xây dựng bộ công cụ chấm điểm công tác phòng, chống tham nhũng của UBND cấp tỉnh. Trong lần đầu đánh giá, số điểm tự đánh giá trung bình của 63 tỉnh thành là 58,11 (thang điểm 100).
 

Cục trưởng Chống tham nhũng của Thanh tra Chính phủ Phạm Trọng Đạt.
Cục trưởng Chống tham nhũng của Thanh tra Chính phủ Phạm Trọng Đạt.

Ngày 16-3, Cục chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, Cơ quan chống tham nhũng và quyền công dân Hàn Quốc tổ chức Hội nghị tổng kết dự án đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng năm 2016 .

Việc đánh giá dựa trên 4 nội dung và thang điểm 100, gồm: Quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng (20 điểm); các biện pháp phòng ngừa (30 điểm); phát hiện hành vi tham nhũng (25 điểm); việc xử lý tham nhũng (25 điểm).

Theo ông Phạm Trọng Đạt (Cục trưởng Cục chống tham nhũng), số điểm tự đánh giá trung bình của 63 tỉnh thành là 58,11; trong đó địa phương cao điểm nhất là 77,67 và thấp nhất 43,53. Nhà chức trách chưa công bố số liệu cụ thể từng tỉnh, thành.

Lãnh đạo Cục chống tham nhũng cho biết, dự án nêu trên là thí điểm để làm cơ sở xây dựng các chỉ số cho cấp huyện và các bộ ngành…, từ đó hình thành bộ công cụ đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng của Việt Nam.

Thời gian tới, khi cấp có thẩm quyền xem xét đưa công cụ này vào đánh giá chính thức, nếu địa phương nào điểm thấp thì phải xem xét lại năng lực của người đứng đầu UBND cấp tỉnh.

Về việc kê khai tài sản, thu nhập, ông Đạt nói tính chung trên cả nước, cứ 10.000 người kê khai thì một người được xác minh. Tổng hợp báo cáo của các địa phương cho thấy, trong năm 2016, chưa phát hiện trường hợp nào kê khai không trung thực. "Đây chưa thực sự là biện pháp hữu hiệu trong phòng, chống tham nhũng", ông Đạt nói.

Cục chống tham nhũng cũng cho biết, sau khi có quy định về quà tặng, cả nước chỉ có UBND tỉnh An Giang phát hiện một đơn vị sai phạm trong trích tiền ngân sách mua quà tặng (1,2 triệu đồng).

"Điều đó chứng minh quy định này còn hình thức. Mặt khác, việc thực hiện quy định phụ thuộc nhiều vào tính tự giác, đạo đức của cán bộ”, báo cáo của Cục chống tham nhũng nêu.

Theo Vnexpress

Việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng 2016 cấp tỉnh được thực hiện 2 bước. Bước một là UBND tỉnh tự tiến hành đánh giá, chấm điểm rồi gửi báo cáo về Thanh tra Chính phủ; bước 2 là tổ công tác của Thanh tra Chính phủ xem các báo cáo, rà soát, đánh giá lại và chấm điểm.

Có thể bạn quan tâm

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

(GLO)- Những năm gần đây, Trung ương và các cấp chính quyền của tỉnh đã quan tâm đầu tư nhiều công trình, dự án chống sạt lở bờ sông, suối. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách có hạn nên chưa thể đầu tư rộng khắp, tình trạng sạt lở bờ sông, suối ở một số nơi vẫn xảy ra.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa cùng các đại biểu dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn. Ảnh: Vũ Chi

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn

(GLO)- Chiều 16-11, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa đã về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với bà con Liên khu dân cư thôn Ma Rin 3 và Ma San (xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam.

Ông Nguyễn Mạnh Tuân (bìa phải)-Bí thư Chi bộ làng Khôn trao đổi về công tác chuẩn bị đại hội chi bộ với lãnh đạo Đảng ủy xã Ia Mơ. Ảnh: P.D

Làng Khôn gặp khó về công tác cán bộ

(GLO)- Theo kế hoạch, đầu năm 2025, làng Khôn (xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) sẽ tiến hành bầu trưởng thôn và tổ chức Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2027. Tuy nhiên, làng Khôn vẫn còn khó khăn trong công tác cán bộ và phát triển đảng viên.