Xây dựng bản đồ Food tour quảng bá rộng rãi ẩm thực Hà Nội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Sau khi 3 nhà hàng của thành phố được gắn 1 sao Michelin (Giải thưởng danh giá trong làng ẩm thực thế giới), 45 nhà hàng khác được vinh danh và một giải thưởng dành cho đầu bếp trẻ xuất sắc tại sự kiện Michelin Guide Ceremony mới diễn ra, Sở Du lịch Hà Nội khẳng định đây là tin vui cho ngành Du lịch Thủ đô, là cơ hội tốt để quảng bá rộng rãi ẩm thực Hà Nội ra thế giới.

Thông Tấn xã Việt Nam đưa tin: Theo Sở Du lịch, việc được vinh danh sẽ là động lực để các nhà hàng, quán ăn sáng tạo trong cách chế biến và tạo được không gian đặc trưng, mang lại nhiều trải nghiệm cho khách. Bên cạnh đó, khi những đầu bếp, nhà hàng uy tín của Thủ đô xuất hiện trên bản đồ ẩm thực thế giới sẽ tạo ra những sản phẩm du lịch ẩm thực đặc sắc cho du khách trong nước cũng như quốc tế khi đến với Hà Nội.

Bát phở bò tái hấp dẫn thực khách. Ảnh: Tuấn Đức/TTXVN
Bát phở bò tái hấp dẫn thực khách. Ảnh: Tuấn Đức/TTXVN

Theo định hướng phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2030, sản phẩm dịch vụ ẩm thực sẽ được phát triển đa dạng, tập trung vào các loại hình mang tính chất độc đáo như: Các phố ẩm thực đêm, các làng nghề ẩm thực... bên cạnh hệ thống các nhà hàng phát triển để đáp ứng nhu cầu của nhân dân và khách du lịch.

Báo Hà Nội mới Online đưa tin: Để khai thác, phát triển sản phẩm du lịch ẩm thực trở thành thế mạnh của Du lịch Thủ đô, trong thời gian tới, Sở Du lịch Hà Nội sẽ đẩy mạnh quảng bá hệ thống nhà hàng được gắn sao Michelin bên cạnh những nhà hàng, quán ăn uy tín khác của Hà Nội trong các chương trình tuyên truyền, quảng bá du lịch Hà Nội trên sóng của các kênh truyền thông, các trang mạng xã hội cũng như tại các sự kiện xúc tiến du lịch trong nước và quốc tế.

Bên cạnh đó, Sở Du lịch có chủ trương xây dựng "bản đồ foodtour" để du khách có thể tự mình khám phá, trải nghiệm ẩm thực địa phương. Sở sẽ phối hợp với các địa phương phổ biến kiến thức về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, kỹ năng giao tiếp, nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch, đặc biệt tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở đạt chuẩn phục vụ khách du lịch để tiếp tục duy trì và nâng cao hình ảnh, chất lượng của du lịch Thủ đô trong thời gian tới.

Với nét ẩm thực riêng biệt, hấp dẫn và được bạn bè quốc tế yêu thích, Hà Nội vinh dự đứng ở vị trí thứ 3 trong danh sách top 20 điểm đến cho người mê ẩm thực năm 2023 do TripAdvisor bình chọn. Việc có đại diện trong danh sách các nhà hàng được gắn sao Michelin sẽ nâng tầm ẩm thực Hà Nội nói riêng, ẩm thực Việt Nam nói chung trên bản đồ du lịch ẩm thực thế giới-Thông Tấn xã Việt nam đưa tin.

Có thể bạn quan tâm

Bún quậy... lên non

Bún quậy... lên non

(GLO)- Bún quậy còn có tên là bún nước. Có lẽ đó là cách ông bà ta gọi theo những gì nhìn thấy. Ngoài ra, nó còn có tên khác là bún rạm, cua (có nơi còn chế biến với cá, tôm, mực, bò...), tùy theo loại thực phẩm kèm với bún.

“Đại thụ” về ẩm thực ở làng Tiêng 2

“Đại thụ” về ẩm thực ở làng Tiêng 2

(GLO)- Bà H’Nut được coi là “đại thụ” về ẩm thực truyền thống ở làng Tiêng 2 (xã Tân Sơn, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai)Ở tuổi 70, bà là người duy nhất ở làng đã dành trọn đời mình để giữ vẹn nguyên hương vị ẩm thực Jrai bao đời.
Những mùa kiệu... ngọt

Những mùa kiệu... ngọt

(GLO)- Ngày Tết cổ truyền của dân tộc, trong mâm cơm của gia đình người Việt, nhất là ở phía Nam, món dưa kiệu là món không bao giờ thiếu. Không gì bằng món dưa kiệu (ngâm cùng với đu đủ xanh, cà rốt, củ cải... tùy sở thích của người dùng) ăn cùng với bánh tét, bánh chưng.
Độc đáo “rượu ghè mẹ Dung”

Độc đáo “rượu ghè mẹ Dung”

(GLO)- Lâu nay, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh Gia Lai vẫn ủ rượu ghè. Tuy nhiên, khi nhắc tới rượu ghè làm từ men vỏ cây rừng, nhiều người nhớ ngay đến “rượu ghè mẹ Dung” ở làng Kon Pơ Nang, xã Hà Tây, huyện Chư Păh.
Ra mắt thương hiệu “Rượu ghè mẹ Dung” làng Kon Pơ Nang

Ra mắt thương hiệu “Rượu ghè mẹ Dung” làng Kon Pơ Nang

(GLO)- Ngày 22-9, Ban Quản lý thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xã Hà Tây (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) ra mắt thương hiệu sản phẩm “Rượu ghè Mẹ Dung”. Đây là sản phẩm của mô hình sản xuất rượu ghè từ gạo lứt và men của vỏ cây rừng tại làng Kon Pơ Nang.
Vị đắng trong ẩm thực vùng “chảo lửa”

Vị đắng trong ẩm thực vùng “chảo lửa”

(GLO)- Ẩm thực ở vùng “chảo lửa” Krông Pa (tỉnh Gia Lai) gắn với nhiều loài cây lá, hoa trái mang vị đắng có tác dụng thanh nhiệt. Đó có thể chính là kinh nghiệm tích lũy truyền đời của cư dân vùng đất này, như một cách thích nghi với khí hậu hanh khô nắng nóng. Theo thời gian, người dân nơi đây đã biến những vị thuốc thành món ăn theo một cách thức thật kỳ diệu.