Xáo tam phân “bén đất” Hải Yang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cách đây 2 năm, anh Đinh Văn Túc (thôn 3, xã Hải Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đưa cây xáo tam phân về trồng trên diện tích 9 sào. Theo ước tính của anh Túc, 1 sào xáo tam phân mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm sau khi trừ chi phí đầu tư.

Anh Đinh Văn Túc cho biết: Cây xáo tam phân (cây thần xạ) được trồng phổ biến ở các tỉnh: Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đồng Nai... Xáo tam phân có tính bình hơi mát, vị hơi đắng pha ngọt, mùi thơm dễ chịu của tinh dầu, là vị thuốc quý trong y học cổ truyền bởi nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người như hỗ trợ điều trị ung thư, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan.

Sau khi tham quan, nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm tại một số địa phương, anh Túc nhận thấy cây xáo tam phân dễ trồng, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, có tuổi thọ cao hơn so với nhiều loại cây trồng khác và có đầu ra ổn định.

Năm 2022, anh Túc mua 1.000 bầu cây giống (5 cây/bầu) từ tỉnh Đồng Nai về trồng trên diện tích 9 sào. Do thích nghi với khí hậu thổ nhưỡng nơi đây nên vườn cây phát triển tốt.

Anh Đinh Văn Túc là người tiên phong đưa cây xáo tam phân về trồng tại xã Hải Yang. Ảnh: K.P

Anh Đinh Văn Túc là người tiên phong đưa cây xáo tam phân về trồng tại xã Hải Yang. Ảnh: K.P

Theo anh Túc, cây xáo tam phân có thời gian sinh trưởng và phát triển khoảng 5-7 năm. Sau 24 tháng trồng thì bắt đầu cho thu hoạch một phần. Đến năm thứ 5 thì có thể thu hoạch toàn bộ cây để trồng lứa mới. Cây không vứt bỏ thành phần nào vì tất cả đều là nguyên liệu để sản xuất dược liệu, đặc biệt là rễ cây.

“Việc thu hoạch khá đơn giản vì rễ cây không ăn quá sâu, thu hoạch theo phương pháp lần lượt: cắt cành, lá trước; tiếp theo là đốn thân và cuối cùng là nhổ rễ”-anh Túc chia sẻ.

Cũng theo anh Túc, xáo tam phân vốn là cây tự nhiên nên khả năng thích nghi cao, phát triển nhanh, ít sâu bệnh và ít tốn công chăm sóc. Hiện vườn của anh đang thu hoạch thân và lá với số lượng có hạn nên chưa quảng bá ra thị trường mà chỉ bán nhỏ lẻ cho những khách hàng tự tìm đến nhà vườn mua. Riêng thân và lá, anh bán với giá 320 ngàn đồng/kg khô; còn với rễ thì phải đợi cây được 3 đến 5 năm mới thu hoạch. Theo tính toán, mỗi cây cho trung bình khoảng 4 kg rễ. Hiện tại, giá thị trường khoảng 1 triệu đồng/kg rễ.

Anh Túc thông tin thêm: 1 sào cây xáo tam phân thì đầu tư tiền giống khoảng 170 triệu đồng và tiền phân bón 70 triệu đồng. Cây chăm sóc đến năm thứ 2 thì bắt đầu cho thu hoạch cành lá khoảng 3 tấn tươi, bán ra thị trường với giá 30 ngàn đồng/kg; từ năm thứ 3 thì cây cho thu 2 đợt được khoảng 6 tấn.

Nếu trồng 1 sào cây xáo tam phân sau 3 năm, thu hoạch thân và lá được khoảng 270 triệu đồng sau khi trừ các khoản chi phí. Còn đến năm thứ 5, mỗi sào cho nguồn thu khoảng gần 390 triệu đồng từ thân, lá và rễ.

“Lâu nay, thị trường tiêu thụ sản phẩm cành, lá xáo tam phân chủ yếu là khách hàng trong tỉnh. Vừa rồi, một công ty dược liệu ở Đồng Nai ra đặt vấn đề ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm. So với cây cà phê thì cây xáo tam phân mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều”-anh Túc bộc bạch.

Nhận thấy loại cây này mang lại hiệu quả cao, một số người dân địa phương đã đặt anh Túc ươm cây giống để mua về trồng. “Vừa rồi, tôi đã ươm được 7.500 bầu cây giống để bán cho bà con với giá 35 ngàn đồng/cây. Hiện trên địa bàn xã có 2 hộ dân mua 3.000 cây giống của tôi về trồng trên diện tích khoảng 5 sào”-anh Túc cho hay.

Trà thân lá xáo tam phân. Ảnh: K.P

Trà thân lá xáo tam phân. Ảnh: K.P

Nói về triển vọng phát triển cây xáo tam phân trên địa bàn, ông Nguyễn Tường Duy-Chủ tịch UBND xã Hải Yang-cho biết: Đa phần bà con trong xã chủ yếu làm nông nghiệp, giá cả các mặt hàng nông sản trong những năm qua thường không ổn định. Đây là loại cây mới nên chính quyền xã khuyến cáo bà con thận trọng, không mở rộng diện tích ồ ạt mà nên xen canh với các loại cây trồng khác nhằm mang lại hiệu quả kinh tế và tránh sự rủi ro sau này.

“Anh Đinh Văn Túc là người cần cù, chịu khó và luôn tiên phong trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm, chủ động chuyển đổi cây trồng để mang lại nguồn thu nhập cao. Anh cũng là một trong những hội viên nông dân tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở địa phương. Nhiều năm liền, anh được công nhận là hội viên nông dân sản xuất giỏi”-Chủ tịch UBND xã Hải Yang cho biết thêm.

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.