Xã Ia Nhin nỗ lực hướng đến xã nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ia Nhin là một trong những xã được đánh giá thực hiện tốt nhất của huyện Chư Pah, khi đã hoàn thành được 16/19 tiêu chí trong bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới.

 
 Con đường dài khoảng 6 km từ trung tâm xã đến các thôn, làng vẫn chưa được đầu tư vốn để thực hiện nhựa hóa, bê tông hóa. Ảnh: Quang Tấn
Con đường dài khoảng 6 km từ trung tâm xã đến các thôn, làng vẫn chưa được đầu tư vốn để thực hiện nhựa hóa, bê tông hóa. Ảnh: Quang Tấn

Qua hơn 4 năm thực hiện tổng ngồn vốn đầu tư cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã là 19,578 tỷ đồng. Trong đó, vốn trực tiếp từ chương trình là 12,533 tỷ đồng; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án là 4,2 tỷ đồng; vốn huy động từ doanh nghiệp 214 triệu đồng; vốn huy động đóng góp của cộng đồng dân cư là 2,631 tỷ đồng. Đã triển khai hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, trong đó tập trung chủ yếu vào làm đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa, xử lý rác thải, vệ sinh môi trường... Đặc biệt, đã tập trung hỗ trợ, triển khai nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi như hỗ trợ giống bò sinh sản, giống cây trồng, phân bón… giúp dân phát triển kinh tế, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương tăng trưởng mạnh trong những năm qua.

Tuy nhiên, theo ông Bùi Văn Đông-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Nhin cho biết, hiện tại khó khăn lớn nhất của xã là trục đường từ trung tâm xã đi đến các thôn, làng như: Bàng, Ia Sik, thôn 5, 6, 7, 8 còn khoảng 6 km đường đất lầy lội vào mùa mưa và bụi bặm vào mùa khô chưa được đầu tư nhựa hóa, bê tông hóa. Vì đây là đoạn đường trùng với trục đường liên xã, liên huyện không nằm trong danh mục đầu tư của xã nên cần được cấp trên quan tâm đầu tư vốn để thực hiện nhằm hướng đến xã nông thôn mới vào cuối năm 2015 theo đúng kế hoạch.  

Quang Tấn

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

null