WHO thử nghiệm diện rộng vắc-xin đầu tiên chống lại virus gây tử vong 40-100%

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chỉ sau 79 ngày kể từ khi tuyên bố bùng phát dịch bệnh Ebola chủng Sudan - khiến hàng chục người tử vong bao gồm 7 nhân viên y tế - ứng cử viên vắc-xin đầu tiên đã hiện diện ở Uganda, là một sản phẩm từ Viện Sabin của Mỹ.
Trong thông cáo báo chí sáng 10-12 (giờ Việt Nam), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết một "kỷ lục lịch sử" đã được lập khi những liều đầu tiên của một trong 3 loại vắc-xin ứng viên chống lại virus Ebola của Sudan đã đến Uganda vào ngày 8-12.
Các mũi vắc-xin này này sẽ được đánh giá trong một thử nghiệm lâm sàng có tên Đoàn kết chống lại Ebola (Tokomeza Ebola).

Nhân viên y tế đang làm việc tại Uganda. Ảnh: WHO
Nhân viên y tế đang làm việc tại Uganda. Ảnh: WHO
Sự xuất hiện của 1.200 liều vắc-xin đủ tiêu chuẩn để thử nghiệm lâm sàng diện rộng chỉ 79 ngày sau khi dịch bệnh được tuyên bố vào ngày 20-9 đánh dấu một cột mốc lịch sử trong khả năng ứng phó với các đợt bùng phát dịch bệnh trên toàn cầu.
Để bắt đầu thử nghiệm Giai đoạn 3 ở Guinea trong đợt bùng phát dịch Ebola ở Tây Phi vào năm 2015, phải mất 7 tháng kể từ khi tuyên bố đến khi có vắc-xin, đã được coi một thành tựu to lớn và lập kỷ lục lịch sử vào thời điểm đó.
Tuy nhiên loại vắc-xin đó không hiệu quả với chủng Sudan, một "chủng tử thần" gây tử vong từ 40-100% trong các đợt bùng phát. Do đó dẫn đến nhu cầu khẩn cấp tạo ra một loại vắc-xin mới khi dịch bệnh lan mạnh ở Uganda bất chấp các biện pháp cách ly kiểm dịch nghiêm ngặt.
Bác sĩ Jane Ruth Aceng Acero, Bộ trưởng Bộ Y tế Uganda cho biết nước này tiếp tục chống lại sự bùng phát bằng cách sử dụng các công cụ hiệu quả mà họ đang có bao gồm giám sát và truy vết, tuy nhiên việc có vắc-xin là rất quan trọng.
Vắc-xin này là một trong ba ứng cử viên được khuyến nghị thử nghiệm bởi hội đồng chuyên gia độc lập của WHO: ChAd3-SUDV của Viện Sabin. Hai loại còn lại, cAdOx1 biEBOV của Đại học Oxford/Viện Jenner (Anh)/Viện huyết thanh Ấn Độ và SV-SUDV của Merck/AVI, sẽ được thêm vào thử nghiệm khi có đủ liều lượng.
Thử nghiệm do Đại học Makerere của Uganda dẫn đầu, được Bộ Y tế Uganda và WHO đồng tài trợ. WHO đã làm việc với chính phủ Uganda và các nhà nghiên cứu để thiết kế quy trình thử nghiệm, đảm bảo các quy trình pháp lý và đạo đức diễn ra nhanh chóng, đào tạo các nhóm nghiên cứu và lắp đặt dây chuyền lạnh để bảo quản vắc-xin ở nhiệt độ tối ưu.
"Sự xuất hiện của các loại vắc-xin tiềm năng ở quốc gia chưa đầy 100 ngày kể từ khi dịch bệnh được tuyên bố là kết quả của nỗ lực toàn cầu do WHO điều phối. Đây không phải là những lần chạy thử: chúng đang tối ưu hóa hệ thống cho mối đe dọa dịch bệnh tiếp theo" - tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc WHO cho biết.
Nhiều khoản đóng góp từ phía Mỹ, Canada, Anh, Liên minh châu Âu (EU)... đã tài trợ cho thử nghiệm.
Tính đến 5-12, Uganda đã ghi nhận tổng cộng 142 trường hợp được xác nhận và 55 trường hợp tử vong tại 9 huyện (chưa kể các trường hợp chưa kịp xét nghiệm khẳng định). Trong số nạn nhân có 19 ca mắc là nhân viên y tế, bao gồm 7 người đã tử vong.
Theo Anh Thư (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nghiện rượu - tan vỡ mái ấm, rối loạn tâm thần

Nghiện rượu - tan vỡ mái ấm, rối loạn tâm thần

(GLO)- Tại Bệnh viện Tâm thần kinh Pleiku, nhiều bệnh nhân đang điều trị rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu. Điều đáng nói, sau thời gian điều trị khỏi bệnh về nhà, họ lại tái nghiện rượu, khiến gia đình xung đột, người thân xa lánh, mái ấm đổ vỡ...

Thuốc Femancia

Gia Lai: Cảnh báo về thuốc Femancia và hai sản phẩm thực phẩm không còn hiệu lực lưu hành

(GLO)- Sở Y tế vừa ban hành văn bản thông báo thu hồi toàn bộ thuốc Femancia, số đăng ký VD-27929-17, do vi phạm mức độ 2 theo quy định của Bộ Y tế. Đây là loại thuốc có dạng viên nang cứng, chứa sắt nguyên tố (dưới dạng sắt fumarat) và acid folic, do Công ty Cổ phần Dược phẩm Me Di Sun sản xuất.

Người bị gan nhiễm mỡ nên uống gì?

Người bị gan nhiễm mỡ nên uống gì?

(GLO)- Gan nhiễm mỡ là một trong những bệnh lý phổ biến do thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh. Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn, lựa chọn đồ uống phù hợp cũng đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ điều trị và cải thiện chức năng gan. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn.

Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý y tế cho công chức 77 xã, phường phía Tây tỉnh Gia Lai

Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý y tế cho công chức 77 xã, phường phía Tây tỉnh Gia Lai

(GLO)- Sáng 23-7, tại phường Pleiku, Sở Y tế tỉnh Gia Lai khai mạc lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho công chức cấp xã phụ trách lĩnh vực y tế của 77 xã, phường khu vực phía Tây tỉnh. Trước đó, công chức cấp xã của 58 xã, phường khu vực phía Đông tỉnh đã được bồi dưỡng lĩnh vực này.

Các cơ sở y tế phải chủ động kế hoạch mua sắm đầy đủ thuốc, nhất là thuốc cấp cứu, phòng dịch, chế phẩm máu và thuốc tiền mê giảm đau. Ảnh: Thảo Khuy

Chủ động đảm bảo cung ứng thuốc phục vụ khám, chữa bệnh

(GLO)- Trước nguy cơ thiếu hụt thuốc do ảnh hưởng từ dịch bệnh (Covid-19, sốt xuất huyết...), chiến sự tại một số khu vực trên thế giới cùng với sự gián đoạn chuỗi cung ứng từ nước ngoài, Sở Y tế vừa yêu cầu các đơn vị y tế trên địa bàn chủ động đảm bảo nguồn thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh.

null