WHO kiểm tra công tác phòng-chống sốt xuất huyết tại huyện Chư Sê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều 9-2, đoàn công tác của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên đã có buổi làm việc với Trung tâm Y tế huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) về công tác phòng-chống sốt xuất huyết (SXH); đồng thời kiểm tra, giám sát thực tế phòng-chống SXH tại xã Ia H’lốp.

Tham gia buổi làm việc có bà Mya Sapal Ngon-Quyền Trưởng nhóm Kiểm soát bệnh tật (WHO), Giáo sư-Tiến sĩ Vũ Sinh Nam-chuyên gia WHO, Tiến sĩ Bùi Khánh Toàn-Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, ông Hồ Ngọc Gia-Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh; lãnh đạo và đại diện các phòng chuyên môn Trung tâm Y tế huyện Chư Sê.

Đoàn công tác làm việc tại Trung tâm Y tế huyện Chư Sê. Ảnh: CDC Gia Lai
Đoàn công tác làm việc tại Trung tâm Y tế huyện Chư Sê. Ảnh: CDC Gia Lai

Theo Trung tâm Y tế huyện Chư Sê, năm 2022, ca mắc SXH trên địa bàn huyện xuất hiện từ tháng 3 (1 ca), bắt đầu tăng từ tháng 5 và liên tục tăng mạnh từ tháng 6, đỉnh dịch là tháng 10 (891 ca). Từ tháng 11 đến tháng 12, số ca mắc bắt đầu giảm, tuy nhiên vẫn cao so với các tháng đầu năm. Trong năm 2022, toàn huyện ghi nhận 1.296 ca mắc SXH. Dịch bệnh SXH tăng 68,2 lần so với cùng kỳ năm 2021. Bệnh xảy ra ở 15/15 xã, thị trấn, nhiều ổ dịch cũ tồn tại kéo dài sang năm 2023. Từ đầu năm 2023 đến nay, huyện Chư Sê ghi nhận 17 ca mắc SXH. Do đó, công tác phòng-chống SXH cần phải hết sức cảnh giác, kịp thời ứng phó với tình hình, không để dịch lớn xảy ra.

Nhằm chủ động phòng-chống SXH, ngay từ đầu năm, các bộ phận chuyên môn đã tích cực tham mưu cho Ban Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Chư Sê trong việc lập kế hoạch năm và tổ chức triển khai các biện pháp phòng-chống. Khoa Kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS tổ chức công tác phối hợp giám sát thường xuyên, trực tiếp tại các Khoa/phòng và các cơ sở y tế bên ngoài để kịp thời nắm bắt dịch bệnh SXH xảy ra và chủ động xử lý, khống chế kịp thời. Tổ chức kiểm tra, giám sát, điều tra véc tơ truyền bệnh SXH tại xã, thị trấn trọng điểm. Chỉ đạo, hướng dẫn các trạm y tế xã, thị trấn kết hợp y tế thôn bản tiến hành vệ sinh môi trường diệt lăng quăng/bọ gậy…, tăng cường công tác truyền thông về phòng, chống SXH trong cộng đồng.

Ngoài ra, Trung tâm Y tế huyện Chư Sê chủ động chuẩn bị sẵn sàng các vật tư, kinh phí, hóa chất, nhân lực hỗ trợ phòng-chống dịch SXH, cập nhật hệ thống thông tin báo cáo bệnh SXH, thường xuyên giám sát bệnh nhân tại địa bàn, các ổ dịch SXH cũ và những vùng có nguy cơ cao mắc SXH. Khi có ổ dịch thì tập trung nhân lực, trang thiết bị, hoá chất xử lý dịch, kết hợp tuyên truyền vận động Nhân dân làm vệ sinh môi trường diệt lăng quăng/bọ gậy kịp thời.

Tại buổi làm việc, Trung tâm Y tế huyện Chư Sê kiến nghị Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh; UBND huyện Chư Sê và các cơ quan, ban, ngành kịp thời hỗ trợ hóa chất, chuyên môn, kinh phí và nhân lực trong hoạt động phòng-chống SXH; ban hành các công văn, kế hoạch, chỉ đạo, hướng dẫn xuống cơ sở kịp thời; tăng cường tổ chức tập huấn cho cán bộ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn. Bên cạnh đó, Đài Truyền thanh-Truyền hình huyện, xã, thị trấn tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền. Kiến nghị lực lượng Quản lý môi trường, đô thị và các đoàn thể có hướng xử lý tại các cơ sở, hộ dân có nhiều dụng cụ chứa nước đọng (lốp xe cũ, phế thải...)...

Các thành viên Đoàn công tác kiểm tra, giám sát thực tế phòng-chống SXH tại hộ gia đình trên địa bàn xã Ia H’lốp. Ảnh: CDC Gia Lai
Các thành viên Đoàn công tác kiểm tra, giám sát thực tế phòng-chống SXH tại hộ gia đình trên địa bàn xã Ia H’lốp. Ảnh: CDC Gia Lai

Tại buổi làm việc, các thành viên Đoàn công tác cũng đã có những hướng dẫn về chuyên môn cho Trung tâm Y tế huyện Chư Sê trong công tác phòng-chống SXH, đồng thời tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng-chống SXH tại địa phương. Đoàn công tác ghi nhận các kiến nghị, đề xuất và sẽ xem xét để có những hỗ trợ thiết thực thời gian tới.

Sau buổi làm việc tại Trung tâm Y tế huyện Chư Sê, đoàn công tác đã tiến hành kiểm tra, giám sát thực tế phòng-chống SXH tại xã Ia H’lốp. Trong đó, tìm hiểu về công tác vệ sinh, diệt lăng quăng/bọ gậy phòng-chống SXH tại một số hộ dân. Qua kiểm tra, đoàn cũng đã tuyên truyền người dân nâng cao ý thức, thực hiện tốt các biện pháp, nhất là làm tốt vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng/bọ gậy để phòng chống SXH.

Được biết, sáng 9-2, Đoàn công tác đã làm việc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh về quy trình xác định ghi nhận bệnh nhân SXH ngoại trú và nội trú, báo cáo ca bệnh SXH.

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

(GLO) - Sau 1 năm đi vào hoạt động, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai đã trở thành địa chỉ khám-chữa bệnh tin cậy trong khu vực. Trong định hướng phát triển, đơn vị tiếp tục có chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tốt hơn.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.