Vườn hồng lớn nhất Gia Lai 'cháy' bay hàng dịp 8/3

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Đó là vườn hồng của đôi vợ chồng trẻ Đặng Quang Quyết (28 tuổi, trú tại phường Chi Lăng, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai). Dịp 8/3 năm nay, anh xuất bán hơn 40.000 nghìn bông hồng nhung và 700 bó hồng tỷ muội, thu về gần 250 triệu đồng.
Đến với vườn hồng Hà Quyết, ai cũng ngỡ đó là chợ hoa, bởi khung cảnh tấp nập tranh nhau từng bó hồng của các thương lái. Chồng cắt, vợ bó cả ngày lẫn đêm vẫn không kịp giao cho khách hàng. Vụ hoa này, hai vợ chồng anh Quyết đã cắt bán hơn 40.000 bông hồng nhung và 700 bó hồng tỷ muội để giao cho các thương lái đến từ Nha Trang, Phú Yên, Đăk Lăk, Đăk Nông…
 
Dịp 8/3 này, anh Quyết cung cấp cho các thương lái hơn 40.000 bông hồng nhung.
Trò chuyện với chúng tôi, anh Quyết cho biết: “Gần 1ha hồng cắt cành này mình trồng được 10 năm rồi. Bình thường, khoảng 7-8 năm là phải tái canh lại nhưng nếu chăm sóc tốt có thể hơn 10 năm. Vụ hoa này, mình không đủ hoa để giao cho khách vì nguồn cung thì ít mà cầu lại nhiều. Về thời tiết, ở Gia Lai chỉ thua kém Đà Lạt một chút vì trên đó lạnh hơn, nhưng hoa ở đây vẫn phát triển tốt, ít nhiễm bệnh. Dịp 8/3 này, mình cắt bán được hơn 40.000 bông hồng nhung. Vì ngày lễ nên hoa hồng giá khá cao, lên đến 5.000 đồng/bông, còn bình thường mình bỏ sỉ chỉ từ 800 đồng đến 3.000 đồng/bông...”.
 
Mới 29 tuổi, nhưng chàng trai trẻ này đã sở hữu 15 năm trồng hoa
Được biết, gia đình anh Quyết đã có kinh nghiệm trồng hoa hồng từ ngày còn ở làng hoa Mê Linh (Hà Nội). Khi lớn lên, anh Quyết chuyển vào Gia Lai lập gia đình riêng rồi nối nghiệp cha ông cùng vợ mua đất trồng hoa hồng. Những giống hồng hiện tại anh trồng đều được chuyển từ quê vào rồi nhân rộng ra.
 
Dù đã cung cấp lượng hoa lớn, tuy nhiên vườn hồng anh Quyết vẫn không đủ hoa giao cho khách hàng
 
Nhiều thương lái vui mừng vì lấy được số lượng hàng lớn, hoa đẹp.
 
Trái lại một số thương lái khác phải xếp hàng chờ hoa
“Trồng hồng mất rất nhiều công chăm sóc, đặc biệt là giai đoạn ra nụ, cây rất dễ bị bệnh, vì thế nhà vườn cần phòng bệnh cẩn thận, tăng cường theo dõi giai đoạn hồng bung nụ. Thêm vào đó, hoa hồng cần rất nhiều nước tưới. Ngoài ra, trước khi trồng bà con nên cắt tỉa hết những cành lá đã bị dập nát và cành quá dài, lắp hệ thống tưới béc để cành hoa có thể phát triển mạnh. Việc bổ sung dinh dưỡng kịp thời sau khi cắt tỉa sẽ giúp cây bật mầm khỏe và cho ra những khóm hoa rực rỡ. Ngoài bón phân chuồng, người trồng cũng cần bổ sung thêm các loại phân có hàm lượng Kali cao sẽ giúp cây ra nhiều lộc khỏe…”, anh Quyết chia sẻ thêm.
 
Những bông hồng rực rỡ được các thương lái tranh nhau mua tại vườn.
Toàn bộ khu vườn gần 1ha, anh Quyết đều lắp đặt hệ thống tưới béc. Chi phí cho dàn béc tưới cùng hệ thống ống, giếng cung cấp nước cho hoa anh Quyết đầu tư hết gần 100 triệu đồng. Riêng dịp 8/3 năm nay, vợ chồng anh Quyết thu về gần 250 triệu đồng tiền bán hồng cắt cành.
Với giá bỏ sỉ là 5.000 đồng/bông, hơn 40.000 bông hồng nhung dịp 8/3 này anh thu về 200 triệu đồng. Ngoài ra anh còn có khoản thu gần 50 triệu đồng từ hồng tỷ muội.
 
Những giống hồng trồng tại vườn, anh Quyết đều chuyển từ làng hoa Mê Linh vào và nhân rộng
 
Hệ thống tưới béc được chủ vườn hồng đặc biệt quan tâm vì hồng "uống" khá nhiều nước.
Được biết, vườn hồng Hà Quyết là một trong những vườn hồng lớn nhất Gia Lai với 30.000 gốc hồng cắt cành và hàng nghìn gốc hồng bon sai.
Dịp tết vừa rồi, đôi vợ chồng trẻ Hà Quyết đã xuất bán hơn 4.000 chậu hồng các loại, cùng với 1.000 gốc hoa hồng bonsai có dáng thế độc lạ. Dù đã chuẩn bị rất nhiều hoa cho 2 ngày lễ 14/2 và 8/3 nhưng lượng hồng cung cấp cho khách hàng vẫn thiếu, đặc biệt là hồng cắt cành.
Trần Hiền (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.