Vụ sữa đậu nành bị thu hồi tại Nhật Bản: Công bố kết quả kiểm định

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Sau thời gian chờ đợi kết quả kiểm định khách quan từ bên thứ 3, Vinasoy khẳng định sản phẩm sữa đậu nành Fami Canxi hoàn toàn đạt tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn chất lượng cho sức khỏe người tiêu dùng.
Vinasoy áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm theo chuẩn quốc tế FSSC 22000. Ảnh: TTXVN phát ảnh 1

Vinasoy áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm theo chuẩn quốc tế FSSC 22000. Ảnh: TTXVN phát

Liên quan đến lô hàng sữa đậu nành Fami Canxi bị thu hồi tại thành phố Chiba, Nhật Bản, tối 3/4, Công ty Sữa đậu nành Việt Nam (Viansoy) cho biết Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia đã có kết quả kiểm định âm tính cho mẫu lưu đối chứng của lô hàng sữa đậu nành Fami Canxi bị thu hồi tại thành phố Chiba, Nhật Bản.

Kết quả khẳng định mẫu sữa đậu nành Fami Canxi không nhiễm vi khuẩn Coliforms.

Như vậy, sau thời gian chờ đợi kết quả kiểm định khách quan từ bên thứ 3, Vinasoy khẳng định sản phẩm sữa đậu nành Fami Canxi hoàn toàn đạt tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn chất lượng cho sức khỏe người tiêu dùng.

Theo Vinasoy, vi khuẩn Coliforms là nhóm vi khuẩn hiện diện rộng rãi trong tự nhiên, có thể tìm thấy trong môi trường nước, đất và trên thảm thực vật... Coliforms dễ dàng bị tiêu diệt ở 75°C.

Vì thế, vi khuẩn Coliforms không thể tồn tại khi qua các công đoạn khử hoạt tính enzyme (120 độ C/80 giây) và tiệt trùng UHT (nhiệt độ 137 độ C-140 độ C/ 4-10 giây) trong quy trình sản xuất sữa đậu nành của Vinasoy.

Coliforms có khả năng lên men đường tạo ra axit và khí ở 35 độ C-37 độ C trong vòng 24-48 giờ.

Sản phẩm sữa đậu nành đóng trong bao bì giấy nếu bị nhiễm Coliforms sẽ rất dễ nhận biết với dấu hiệu phồng hộp, kết tủa và có vị chua… Vì vậy, đại diện Vinasoy nhận định việc nhiễm khuẩn Coliforms với 25 thùng sữa đậu nành Fami Canxi tại thành phố Chiba, Nhật Bản chỉ xảy ra đơn lẻ do tái nhiễm trong quá trình vận chuyển và lưu thông.

Theo đại diện của Vinasoy, các sản phẩm sữa đậu nành của Vinasoy đều áp dụng đồng nhất một chuẩn chất lượng cho tất cả các sản phẩm phân phối tại thị trường trong nước và 10 thị trường xuất khẩu trên thế giới, kể cả 4 thị trường có yêu cầu khắt khe nhất như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và Canada.

Riêng tại thị trường Nhật, sản phẩm Vinasoy đã có mặt hơn 3 năm và được phân phối vào 80 siêu thị Don Quijote của Nhật Bản.

Trước đó, ngày 28/3 kênh NHK news (Nhật) đưa tin về sự việc sản phẩm sữa đậu nành Việt Nam bị nhiễm khuẩn Coliform được phát hiện tại Nhật Bản.

Sau đó, một số kênh có diễn dịch thông tin sai lệch và lan truyền trên mạng xã hội về việc sản phẩm Sữa đậu nành Fami Calcium Soymilk phát hiện nhiễm khuẩn gây ung thư ở Nhật Bản.

Kết quả kiểm định của Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia. Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN ảnh 2

Kết quả kiểm định của Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia. Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN

Theo Vinasoy, về lô hàng Fami Canxi nghi nhiễm khuẩn Coliform tại Nhật, thành phố Chiba yêu cầu công ty Next Trading thu hồi lô hàng gồm 15 thùng sữa loại 200ml và 10 thùng loại 1 lít.

Sau khi nhận thông tin, nhà nhập khẩu ở Nhật đã thu hồi toàn bộ lô hàng này và gửi mẫu cho đơn vị thứ ba tại Nhật Bản để kiểm định.

Liên quan đến thông tin lan truyền trên các trang mạng xã hội, Vinasoy khẳng định đây là tình tiết suy diễn của người đăng bài, không có dẫn chứng khoa học và cũng không có bất kỳ phát ngôn nào bởi các cơ quan tại Nhật Bản.

Link bài gốc: https://www.vietnamplus.vn/vu-sua-dau-nanh-bi-thu-hoi-tai-nhat-ban-cong-bo-ket-qua-kiem-dinh/855111.vnp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin bất ngờ vụ siêu thị Anh dừng bán thanh long Việt Nam

Thông tin bất ngờ vụ siêu thị Anh dừng bán thanh long Việt Nam

Lãnh đạo Văn phòng SPS Việt Nam - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết đã đề nghị Vương quốc Anh cung cấp hồ sơ đánh giá nguy cơ để thay đổi tần suất kiểm tra an toàn thực phẩm đối với thanh long Việt Nam. Thống kê cho thấy, tính từ năm 2020 đến nay, SPS Việt Nam chưa nhận được thông báo vi phạm nào.
Hoa Đà Lạt và hành trình chinh phục thị trường quốc tế

Hoa Đà Lạt và hành trình chinh phục thị trường quốc tế

Sản xuất hoa là một trong các ngành hàng chủ lực với tiềm năng phát triển lớn, có vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành Nông nghiệp Lâm Đồng và tạo sự khác biệt, lợi thế cạnh tranh với các vùng sản xuất khác trong nước. Tại TP Đà Lạt, được coi là trung tâm sản xuất hoa tươi hàng đầu cả nước, địa phương đang tiếp tục thúc đẩy các giải pháp để ngành hoa phát triển bền vững.
Khởi động thị trường bánh Trung thu

Khởi động thị trường bánh Trung thu

(GLO)- Cách đây 2 tuần, thị trường bánh phục vụ Tết Trung thu đã bắt đầu khởi động. Năm nay, cùng với các dòng sản phẩm truyền thống, nhiều nhà sản xuất đã ra mắt đa dạng chủng loại bánh từ bình dân đến cao cấp nhằm phục vụ nhiều phân khúc khách hàng khác nhau.
Gia Lai: Khai mạc Phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Gia Lai: Khai mạc Phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

(GLO)- Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công Thương Gia Lai) phối hợp với UBND xã Ia Kênh, TP. Pleiku tổ chức Khai mạc Phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023.
Kiểm soát, xử lý hàng giả mạo nhãn hiệu

Kiểm soát, xử lý hàng giả mạo nhãn hiệu

(GLO)- Bất cứ mặt hàng nào từ quần áo, giày dép, mỹ phẩm, cho đến phụ tùng xe máy… cũng có thể bị giả mạo những nhãn hiệu nổi tiếng đang được bảo hộ tại Việt Nam. Mặc dù ngành chức năng đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát nhưng hàng giả mạo nhãn hiệu vẫn tràn lan trên thị trường.